[Phần 1] Thâm Quyến, thiên đường mới của các startup công nghệ thế giới?
Laurent Le Pen, 36 tuổi, được công ty viễn thông Pháp điều đến Thâm Quyến làm kĩ sư vào năm 2007. Với suy nghĩ ban đầu về thành phố chỉ là một đô thị mới nổi khác châu Á, anh đã choáng ngợp với năng lượng tốc độ phát triển của nơi đây.
Sự sôi động của thành phố không ngủ này đã thôi thúc Le Pen nghỉ việc tại công ty Pháp năm 2013 để vận hành công ty kinh doanh thiết bị di động giám sát sức khỏe và sự an toàn cho người già.
Năm 2016, anh thành lập một công ty công nghệ khác về sức khỏe, nhưng lần này sản phẩm xoay quanh dòng bản chải tự động có thể gửi dữ liệu tới một ứng dụng điện thoại thông minh, mà sau đó sẽ đưa ra những lời khuyên chi tiết cho người dùng để cải thiện vấn đề vệ sinh nha khoa.
Công ty mới của anh Le Pen đã bán 500.000 chiếc bàn chải tự động tại 70 thành phố và khu vực. Kế hoạch của anh Le Pen là tăng gấp đôi doanh số bán hàng lên 1 triệu chiếc trong năm nay.
Trong khi sự phát triển của thiết bị di động tại Pháp cần một năm, nó có thể được thực hiện trong vòng chưa tới 6 tháng tại Trung Quốc, anh Le Pen chia sẻ.
"Vì vậy bạn có thể đi trước hai bước. Đó là tốc độ của Thâm Quyến".
Le Pen không phải là doanh nhân châu Âu duy nhất bị thu hút bởi năng lượng của Thâm Quyến, trở thành thách lớn ngày càng lớn đối với Thung lũng Silicon - ngôi nhà của các startup. Thành phố này đã trở thành một cái nam châm khổng lồ thu hút nhân tài và doanh nghiệp nước ngoài, gồm cả Apple, vốn đã thành lập một cơ sở nghiên cứu và phát triển tại đây vào năm 2017.
Năm 1980, Thâm Quyến trở thành đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc, và từ đó trở đi thành phố này là một trong những nhà thụ hưởng lớn nhất của chính sách cải cách và mở cửa.
Ngoài những người khổng lồ công nghệ như Apple, Tencent Holding và Huawei Technologies, thành phố có khoảng 1,7 triệu công ty công nghệ vừa và nhỏ.
"Thung lũng Silicon có nhiều nhân tài nhưng bạn sẽ nhanh hơn nhiều tại Thâm Quyến", anh Le Pen nhận định. "Kinh doanh tại Thâm Quyến dễ dàng hơn rất nhiều so với bất kì nơi đâu trên thế giới".
Doanh nhân Laurent Le Pen với niềm đam mê kinh doanh bắt nguồn từ năng lượng dồi dào của Thâm Quyến, Trung Quốc. Ảnh: Takashi Kawakami/Nikkei Asia Review.
Mặc dù vậy, chỉ một Thâm Quyến khó có thể thu hút doanh nhân trên khắp thế giới đổ tới châu Á.
Theo Liên Hợp Quốc, số người nhập cư tại châu Á tăng hơn 20% trong giai đoạn 2010 - 2017, tăng gấp hai lần so với tốc độ của châu Âu. Dân số nhập cư tại châu Á đã lên tới 79,6 triệu người trong 2017, cao hơn gần 40% so so với con số của Bắc Mỹ.
"30 năm trước, mô hình [tại châu Á] là xuất khẩu để tăng trưởng. Vì vậy, chúng ta có tất cả quốc gia chỉ sản xuất và xuất khẩu sang phương Tây", theo Valerie Mercer-Blackman, nhà kinh tế học cấp cao tại Ngân hàng Phát triển châu Á. "Mô hình đó đang thực sự thay đổi".
Nguồn: Nikkei Asia Review.
Dòng người di chuyển xuyên lục địa như anh Le Pen, cùng với những người di cư trong châu Á, đang làm gia tăng sự năng động của khu vực.
Trong thời đại khám phá, bắt đầu từ thế kỉ 15 tới thế kỉ 17, người châu Âu đã chuyển tới châu Á để khai thác nguồn tài nguyên đia phương và thực dân hóa các quốc gia tại khu vực. Trong thế kỉ 20, người châu Á di cư sang Mỹ và châu Âu để theo đuổi sự giàu có.
Hiện tại, một số dòng chảy đó đã quay trở lại châu Á. Nhiều doanh nhân tham vọng bị thu hút bởi thành phố mới nổi ở các quốc gia châu Á, nơi họ thấy cơ hội sinh lời trong việc sử dụng công nghệ điện tử để bù đắp cho khoảng cách về cơ sở hạ tầng.
Nơi nào vẫn còn vấn đề, nơi đó có cơ hội
Ron Hose, quốc tịch Mỹ - 40 tuổi và là nhà đầu tư mạo hiểm tại Thung lũng Silicon là một trong số đó. Ông chuyển tới Manila vào 2012 để vận hành dịch vụ thành toán điện thoại và chuyển tiền quốc tế sau khi biết được nhiều người Philippines không có tài khoản ngân hàng. Tính đến năm 2017, 77% người dân Philippines vẫn không dùng tài khoản ngân hàng.
"Có nhiều vấn đề trong hệ sinh thái. Nơi đâu có vấn đề, nơi đó có cơ hội", ông nói.
Với dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh và chuyển tiền, ông Hose đáp ứng được nhu cầu của những người Philippines làm việc ở nước ngoài, những người đóng góp khoảng 10% nền kinh tế của quốc gia Đông Nam Á.
Hay anh Greg Moran, 33 tuổi, đang vận hành một công ty cho thuê ô tô tại Ấn Độ, đã ghé thăm quốc gia Nam Á lần đầu tiên vào năm 2011. Anh bị kẹt tại một bang chưa phát triển về giao thông vận tải, và thấy nhiều người chen chúc trên một chiếc xe lam hay ngay cả trên một chiếc xe máy. Anh nhận ra đây là thời điểm để bắt đầu một doanh nghiệp tại đây.
Anh bỏ học tại một trường kinh tế ở Mỹ năm sau đó và chuyển tới Bangalore. Vào năm 2013, anh vận hành công ty cho thuê ô tô đầu tiên của Ấn Độ.
Hơn 4 triệu chiếc ô tô mới được bán tại Ấn Độ mỗi năm, nhưng chỉ 2% trong số 1,3 tỉ người dân sở hữu ô tô, điều đó nghĩa là nhu cầu thuê và dịch vụ chia sẻ ô tô tiềm năng vẫn lớn. Và sự phát triển, dân số biết tin học nhiều hơn gợi ý cơ hội cho những thị trường mới trong khu vực và các ứng dụng dịch vụ thanh toán.
Nguồn: Nikkei Asia Review.
Môi trường kinh doanh của Ấn Độ đang là một thử thách, nhưng cơ hội cũng rất lớn, theo ông Moran. Nền kinh tế của quốc gia này đang tăng trưởng nhanh hơn 6% mỗi năm và chào đón các doanh nhân nước ngoài để bắt đầu công ty mới. "Không có nơi nào như vậy trên Trái đất", ông nói.
Lượng lớn người đổ vào để tìm kiếm cơ hội tại các quốc gia khác cũng có thể gây ra tranh chấp. Tháng 3/2018, Bộ trưởng Nhân lực Singapore Lim Swee Say đã chỉ trích việc quá nhiều người nước ngoài và quá nhiều cạnh tranh cho việc làm.
Singapore phụ thuộc vào người nước ngoài cho khoảng 30% nguồn nhân lực. Trong khi chính phủ Singapore đã quyết định hạn chế tiếp nhận lao động nước ngoài để giảm bớt áp lực dân số, rủi ro của động thái này làm chậm tăng trưởng của quốc gia này.
Ở thời điểm các quốc gia châu Âu và Mỹ nghiêng về các chính sách đóng cửa thị trường, một số nước châu Á, gồm Nhật Bản, vốn đã bătns đầu tiếp nhận lao động nước ngoài để bù đắp cho nguồn nhân lực già đang đối mặt với câu hỏi về sự sẵn sàng tiếp nhận thêm người từ nước ngoài.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/