|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Tạm hoãn giải thể Hiệp hội Muối Campuchia

17:42 | 29/03/2019
Chia sẻ
Việc giải thể Hiệp hội Muối Kampot và Kep đã bị tạm hoãn, với số phận của tổ chức hiện nằm trong tay các quan chức Bộ Công nghiệp và Mỹ nghệ Campuchia.

Quyết định này được đưa ra sau buổi họp giữa các quan chức chính phủ và địa phương hôm 25/3, ông Bun Baraing, đồng giám đốc điều hành của Hiệp hội Muối Kampot và Kep, nói với Khmer Times.

Tại buổi gặp mặt, các nhà chức trách đã thống nhất quyết định cuối cùng về việc duy trì hiệp hội sẽ được đưa ra bởi các quan chức cấp cao của Bộ Công nghiệp và Mỹ nghệ Campuchia.

"Bộ đang làm mọi việc trong quyền hạn của mình để giải quyết vấn đề. Họ không muốn hiệp hội dừng hoạt động", ông Baraing cho hay. 

Thời gian chính thức đưa qua quyết định vẫn chưa được tuyên bố.

"Chúng tôi đang chờ phán quyết cuối cùng của Bộ", ông nói thêm. 

Tạm hoãn giải thể Hiệp hội Muối Campuchia - Ảnh 1.

Nông dân đang thu hoạch muối tại một trang trại ở Kampot, Campuchia. Ảnh: Khmer Times.

Mới đây, hiệp hội đã gửi một lá thư xin giải thể lên cơ quan chức năng địa phương sau khi ít nhất 30% thành viên trong hội muốn rời khỏi nhóm. 

Ông Baraing cho biết các thành viên muốn rời hiệp hội vì họ tin không thành viên nào có lợi nhuận cao hơn. 

"Họ quyết định rời khỏi hiệp hội sau khi nhận thấy một số thương nhân không nằm trong hiệp hội kiếm được nhiều tiền hơn".

Có 200 hộ gia đình sản xuất muối trên 4.800 ha đất tại Kampot và kep, theo ông Baraing.

Một bao muối (khoảng 50 kg) đang được bán với giá 2,5 - 3 USD, ông Baraing cho hay. Năm ngoái, giá muối trên thị trường địa phương lên tới 4,25 USD.

Sản xuất muối bắt đầu trong tháng 9 và người nông dân sẽ thu hoạch vào cuối tháng 12. Theo ông Baraing, không có số liệu chính thức về sản lượng vì các thành viên từ chối chia sẻ dữ liệu của họ.

Nhu cầu trên thị trường địa phương đạt khoảng 80.000 - 100.000 tấn muối mỗi năm. 

Lyly Cao

Thủ tướng yêu cầu tiết kiệm chi để đầu tư phát triển
Các bộ ngành, địa phương phải nâng kỷ cương ngân sách, triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển, an sinh, theo Thủ tướng.