Thị trường hàng hóa (22/11): Thiếu hụt nhân công thu hoạch cà phê, Philippines cho phép nhập khẩu ngoài hạn ngạch
Thị trường hàng hóa (21/11): Giá xăng dầu giảm mạnh, Việt Nam trúng thầu xuất khẩu 100.000 tấn gạo sang Philippines |
1. Giá cà phê thấp, công hái tăng cao, nguy cơ nông dân Gia Lai chịu lỗ
Theo phản ảnh của một hộ trồng cà phê ở xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, Gia Lai, công thu hoạch đã tăng từ 850.000 đồng/tấn lên 1 triệu đồng/tấn.
Hộ này cho biết: “Công hái cao mà giá cà phê nhân xô chỉ khoảng 36 triệu đồng/tấn, sản lượng lại sụt giảm khoảng 1/3 so với niên vụ trước nên trừ công chăm sóc, tiền phân bón nữa là lỗ”.
2. Giá tôm sú sẽ tăng trở lại từ nay đến tết dương lịch
Cụ thể: Giá tôm sú ở thời điểm hiện tại có giá như sau: Cở 20 con/kg có giá từ 260.000-265.000 đồng/kg; cỡ 30 con/kg có giá từ 190.000-195.000 đồng/kg; cỡ 40 con/kg có giá từ 140.000-145.000 đồng/kg và cỡ 50-60 con/kg có giá từ 110.000-115.000 đồng/kg.
Tôm thẻ cỡ 20 con/kg có giá 150.000-160.000 đồng/kg. Cỡ 30 con/kg có giá 116.000-135.000 đông/kg, cỡ 40 con/kg có giá khoảng 100.000 đồng/kg.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau cho biết, giá tôm từ nay đến tết dương lịch có thể sẽ tăng trở lại.
3. Gỡ khó chứng nhận xuất xứ xăng dầu nhập khẩu
Sau khi nghe Văn phòng Chính phủ báo cáo, ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến các đại biểu dự họp.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan giải quyết dứt điểm theo đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao đối với các vướng mắc, khiếu nại của doanh nghiệp liên quan đến C/O xăng dầu nhập khẩu trong giai đoạn từ ngày 14/9/2016 đến ngày 8/3/2017.
4. Philippines cho phép nhập khẩu ngoài hạn ngạch để hạ giá gạo
Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines và Chủ tịch NFAC Emmanuel F. Piñol cho biết các thương nhân quan tâm có thể bắt đầu xin giấy phép nhập khẩu gạo tại NFA vào ngày 22/11.
"Mục đích của việc nhập khẩu là để hạ giá gạo", ông Piñol nói với các phóng viên trong một cuộc phỏng vấn sau cuộc họp của NFAC hôm thứ Tư (21/11).
5. Ba thế lực đang điều khiển giá dầu toàn cầu
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã đánh mất quyền kiểm soát trên thị trường dầu toàn cầu. Hiện tại, mỗi hành động, hoặc dòng tweet của Tổng thống Mỹ - Donald Trump, Tổng thống Nga - Vladimir Putin và Thái tử Saudi Arabia - Mohammed Bin Salman mới là yếu tố quyết định hướng đi của giá dầu năm tới và cả sau đó nữa. Nhưng dĩ nhiên, mỗi người lại có một mục đích khác nhau.
Trong khi các nước OPEC vẫn đang chật vật tìm mục đích chung, Mỹ, Nga và Saudi Arabia đã thống trị nguồn cung toàn cầu. Tổng sản lượng của họ còn lớn hơn 15 nước thành viên OPEC. Cả ba nước này đều đang bơm dầu với tốc độ kỷ lục và có thể tiếp tục tăng sản lượng năm tới. Tuy vậy, có thể cả ba sẽ không cùng chọn cách này.