Thị trường hàng hóa 18/1: Sản lượng cà phê Brazil dự báo giảm, triển vọng phát triển dệt may từ CPTPP
Thị trường hàng hóa 17/1: EU đánh thuế nhập khẩu gạo Myanmar và Campuchia trong ba năm, năm 2019 dự kiến nhập siêu 3 tỉ USD |
Palladium duy trì xu hướng giá lên, vượt vàng về giá trị
Giá palladium lên cao chưa từng thấy, trên 1.400 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (17/1), và duy trì ngưỡng này vào thứ Sáu (18/1) nhờ nguồn cung thắt chặt và nhu cầu mạnh mẽ, kéo dài xu hướng giá lên của palladium với kim loại quí ghi nhận tăng 65% kể từ giữa tháng 8/2018.
Giá palladium giao ngay đã tăng 1% lên 1.410,5 USD/ounce vào lúc 15h37 (giờ địa phương), sau khi ghi nhận kỉ lục ở mức 1.434,5 USD trong ngày 17/1. Kim loại quí dự kiến ghi nhận tuần tăng thứ 4 liên tiếp. Palladium đã tăng khoảng 12% trong tháng này.
Không tăng giá điện trước Tết Nguyên Đán
Thứ trưởng Bộ Công Thương từ nay đến dịp Tết không phải là thời điểm phù hợp để đề xuất có tăng giá điện hay không.
Về việc điều chỉnh giá điện năm 2019, tại cuộc Họp báo Thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều ngày 18/1, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thắng Hải cho hay trong năm 2018, Bộ Công Thương đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng là không tăng giá điện.
Brazil dự báo sản lượng cà phê giảm sau khi bội thu vào năm 2018
Theo Financial Times, chính phủ Brazil dự báo tổng cộng sản lượng cà phê trong năm nay đạt khoảng 50 - 55 triệu bao 60 kg, giảm 15% so với vụ thu hoạch kỉ lục trong năm ngoái.
Hoạt động trồng cà phê của quốc gia này vẫn luôn tuân theo chu kì hai năm, với một năm sản lượng lớn theo sau một năm sản lượng thấp vì các cây cà phê cần phục hồi.
CPTPP: Động lực nối dài 'cánh tay' dệt may Việt Nam
Đánh giá về những thuận lợi mà hiệp định CPTPP đem lại, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhận định: "Cơ hội cho ngành dệt may trong CPTPP rất rộng mở, đặc biệt là phát triển sang các thị trường chưa có hiệp định thương mại tự do như Mexico, Peru và Canada.
Ngoài ra, CPTPP còn tạo sức ép thúc đẩy việc cải cách thể chế, thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch hơn. Các doanh nghiệp cũng sẽ quan tâm hơn đến sản xuất nguyên phụ liệu trong nước”.
Thị trường bột cá ảm đạm vì sản lượng cao, dịch ASF và hàng tồn kho lớn
Thị trường bột cá đang trong xu hướng giảm vì sản lượng tại Peru gây áp lực lên giá cả, trong khi lượng bột cá tồn kho của Trung Quốc tăng cao vì nhu cầu chịu tác động lớn hơn dự kiến từ sự bùng phát của dịch dịch tả heo châu Phi (ASF).
"Đều là thông tin không tích cực", ông James Frank, Giám đốc công ty thương mại Peru MSICeres cho biết hôm 8/1.