|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Không tăng giá điện trước Tết Nguyên Đán

17:17 | 18/01/2019
Chia sẻ
Thứ trưởng Bộ Công Thương từ nay đến dịp Tết không phải là thời điểm phù hợp để đề xuất có tăng giá điện hay không.

Về việc điều chỉnh giá điện năm 2019, tại cuộc Họp báo Thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều ngày 18/1, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thắng Hải cho hay trong năm 2018, Bộ Công Thương đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng là không tăng giá điện.

khong tang gia dien truoc tet nguyen dan
Họp báo Thường kỳ của Bộ Công Thương. Ảnh: Đức Quỳnh

Theo chỉ đạo của Ban điều hành giá, năm 2019, Bộ Công Thương sẽ xem xét tăng giá điện. Mức độ tăng giá điện thế nào sẽ phụ thuộc vào EVN và Bộ Công Thương.

Theo đó, trường hợp tăng giá điện từ 5% đến dưới 10%, EVN được phép điều chỉnh tăng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận.

Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5%, EVN được quyết định tăng ở mức tương ứng.

Nếu giá bán điện cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, ngoài ra còn trường hợp điều chỉnh ngoài khung giá quy định thì phương án giá điện do EVN trình, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, rà soát.

Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh từ nay đến dịp Tết không phải là thời điểm phù hợp để đề xuất có tăng giá điện hay không.

"Nếu tăng, chúng tôi sẽ xem xét kĩ lưỡng thời điểm phù hợp để đề xuất tăng giá điện", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay.

Bên cạnh đó, việc xem xét tăng giá điện dựa trên chênh lệch tỉ giá, chi phí sản xuất, chi phí phát sinh và một số vấn đề khác.

“Đồng thời EVN sẽ công bố chi phí sản xuất, đảm bảo công khai, minh bạch”, Thứ trưởng nói.

Theo ông Trần Tuệ Quang, Phó Cục trưởng Cục điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) năm 2017, sản lượng điện thương phẩm thực hiện là 174,65 tỉ kWh.

Tỉ lệ tổn thất điện năng toàn EVN là 7,24%, thấp hơn 0,36% so với kế hoạch và thấp hơn 0,33% so với tỉ lệ tổn thất điện năng thực tế của EVN năm 2016 (7,57%).

Tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện là hơn 290.000 tỉ đồng, thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện đã được tính giảm trừ trong chi phí sản xuất kinh doanh điện.

Giá thành sản xuất kinh doanh điện là gần 1.668 đồng/kWh, tăng 0,15% so với năm 2016. Trong đó, tổng chi phí khâu phát điện là gần 221.000 tỉ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là gần 1.265 đồng/kWh.

Tổng chi phí khâu truyền tải điện gần 17.998 tỉ đồng, tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 103 đồng/kWh.

Tổng chi phí khâu phân phối - bán lẻ điện 51.249,16 tỉ đồng, tương ứng với giá thành khâu phân phối - bán lẻ điện theo điện thương phẩm là 293,44 đồng/kWh.

Doanh thu bán điện đạt 290.000 tỉ đồng, tương ứng giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện hơn 1.660 đồng/kWh.

Xem thêm

Đức Quỳnh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.