|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Thị trường dạy học trực tuyến Việt Nam chạm ngưỡng 3 tỷ USD - 'miếng bánh' béo bở nhiều tập đoàn muốn chia phần

07:17 | 20/12/2021
Chia sẻ
Sức nóng của thị trường công nghệ giáo dịch (edtech) đang kéo theo sự tham gia của cả các công ty lớn và các startup.
Thị trường học trực tuyến Việt Nam vươn mốc 3 tỷ USD giữa đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Một học sinh Việt Nam đang tham gia học trực tuyến. (Ảnh: Nikkei).

Thị trường công nghệ giáo dục (edtech) tại Việt Nam bùng nổ trong bối cảnh đại dịch COVID-19 thúc đẩy nhu cầu học trực tuyến. Nhiều tập đoàn lớn và các startup đều đang nỗ lực để có một phần của miếng bánh này, theo Nikkei.

Theo ước tính, quy mô thị trường edtech Việt Nam hiện đang chạm mốc 3 tỷ USD, tăng mạnh từ mốc 2 tỷ USD ghi nhận vào năm 2019. Sự phát triển của đào tạo trực tuyến có thể giúp nguồn nhân lực của Việt Nam chuẩn bị tốt hơn cho thị trường lao động ngày càng số hoá và toàn cầu hoá. Một trong những "ông lớn" trong sân chơi này là FPT.

Ứng dụng của FPT sử dụng trí tuệ nhân tạo để mang đến một trải nghiệm học tập may đo cho từng điểm mạnh và điểm yếu của học sinh. Nó cũng có lượng học liệu lớn lên tới hơn 2.000 video chỉ riêng đối với môn toán. Theo FPT, học sinh có thể học nhanh hơn 30% đến 50% trên ứng dụng của hãng này so với giáo dục trực tiếp truyền thống.

Bên cạnh đó, nó cũng có thể giao bài tập và chấm điểm tự động, giúp giảm thời gian giáo viên cần cho các công việc này xuống còn một nửa.

Hiện tại, ứng dụng của FPT đang có gần 3 triệu tài khoản ở 40.000 trường học. Công ty này cũng triển khai dịch vụ họ trực tuyến cho trường đại học nằm trong hệ sinh thái công ty cùng như Funix, một nền tảng học trực tuyến hướng tới đối tượng người đã đi làm có mong muốn làm việc trong ngành công nghệ.

Nhiều công ty nước ngoài cũng đang tiến vào thị trường Việt Nam. Tháng trước, Gakken Holdings (Nhật Bản) hợp tác với công ty KiddiHub Education Technology (Việt Nam), đơn vị vận hành nhiều website thông tin liên quan đến đào tạo bậc mẫu giáo.

Gakken muốn tận dụng hiện diện của KiddiHub trên internet để khơi gợi sự quan tâm đối với đào tạo phi nhận thức, một phương pháp đào tạo tập trung vào kỹ năng như tư duy phản biện.

Gakken lên kế hoạch sẽ đưa các chuyên gia tới nhiều trường mẫu giáo tư nhân hai lần một tháng để xây dựng nhận diện thương hiệu tại Việt Nam. Hiện tại, công ty này muốn đưa dịch vụ của mình tới khoảng 2.000 trường mẫu giáo và các cơ sở chăm sóc trẻ em khác để hướng tới mục tiêu doanh thu 1 tỷ yên (8,78 triệu USD) vào năm 2025.

Hồi tháng 7, chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu đưa đào tạo trực tuyến tới 90% các trường đại học và 80% các trường trung học cùng như cơ sở dạy nghề cho tới thời điêm năm 2030. Điều này sẽ giúp Việt Nam chuẩn bị tối hơn nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo các kỹ năng số.

Hoạt động giáo dục nói chung cũng đang nhận được sự quan tâm ở Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê, chi tiêu hàng năm cho giáo dục đã tăng 2,3 lần trong một thập niên trở lại đây, chạm mốc 7 triệu đồng/học sinh trong năm 2020.

Bên cạnh những cái tên gạo cội như FPT, các startup cũng muốn nhập cuộc. Tổ chức giáo dục tư nhân EQuest Education Group nhận vốn đầu tư 100 triệu USD hồi tháng 5 từ KKR.

Equest tập trung vào đào tạo tiếng Anh và đào tạo số. Đây là các kỹ năng mà công ty này cho rằng là cần thiết để cạnh tranh toàn cầu. Ông Nguyễn Quốc Toàn, CEO Equest, cho biết mục tiêu của nó là mang đến giáo dục chất lượng cao ở mức chi phí thấp nhất có thể.

Nền tảng giáo dục ứng dụng AI Clevai cũng nhận được 2,1 triệu USD từ một nhóm các quỹ đầu tư Mỹ và Singapore.

Trong khi đó, một số doanh nhân Việt Nam đang khởi nghiệp tại Mỹ. Elsa, ứng dụng được thiết kế để cải thiện khả năng phát âm tiếng Anh của người dùng, gọi được 15 triệu USD vốn đầu tư trong năm nay, bao gồm vốn từ các quỹ đầu tư của Google. Ứng dụng này hiện có khoảng 13 triệu người dùng ở hơn 100 quốc gia.

Theo Nikkei, thị trường edtech ở Việt Nam mới chỉ ở giao đoạn đầu của sự bùng nổ và hiện vẫn chưa có một công ty nào khẳng định được vị thế dẫn đầu.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thái Sơn

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.