Thị trường chứng khoán quý I/2018: Có mã tăng 10 lần, có mã 'cắm đầu' mất giá một nửa
Kinh tế tăng trưởng, thị trường chứng khoán đạt đỉnh nhưng 2018 có thể không được như năm trước | |
Vàng đen hồi phục, cơ hội nào cho cổ phiếu dầu khí? |
Điểm số và quy mô thị trường tăng mạnh, VN-Index vượt đỉnh 2007
Thị trường chứng khoán trải qua quý I trong niềm hân hoan khi VN-Index đạt đỉnh mới tại 1.174,46 điểm. Không những vậy, ngay trong phiên giao dịch đầu tiên của quý II vừa qua, VN-Index tiếp tục tăng hơn 22 điểm và tiến sát mốc 1.200 điểm.
Diễn biến chỉ số VN-Index (nguồn: VNDirect) |
Tính đến hết quý I/2018, cả ba sàn đều có mức tăng trên 10%, HNX-Index tăng hơn 13,3% lên 132,46 điểm tại ngày 30/3; UPCoM-Index tăng gần 11% lên 60,66 điểm.
Tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt khoảng 4,15 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 166 tỷ USD. Ước tính tăng khoảng 640.000 tỷ đồng so với cuối năm 2017. Riêng HOSE chiếm tới 85% trong mức tăng này.
Quy mô giao dịch trên HOSE trong 3 tháng đầu năm đạt 14,5 tỷ đơn vị, tổng giá trị giao dịch khoảng 422.400 tỷ đồng, tăng 130% so với cùng kỳ và 22% so với quý IV/2017.
HNX đạt khối lượng giao dịch 4,3 tỷ đơn vị, tổng giá trị hơn 70.200 tỷ đồng. UPCoM khoảng 1,3 tỷ đơn vị giao dịch, giá trị hơn 31.300 tỷ đồng.
Quy mô giao dịch trên 3 sàn trong quý I/2018 |
Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn niêm yết mới, khối ngoại mua ròng
Quy mô toàn thị trường nâng cao một phần đến từ việc nhiều cổ phiếu lớn niêm yết từ đầu năm. Kể đến như HDB (Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM), AST (CTCP Dịch vụ hàng không Taseco) hay hai ông lớn dầu khí BSR (Công ty TNHH MTV Lọc-Hóa Dầu Bình Sơn) và POW (Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam) có giá trị vốn hóa hàng hàng nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, khối ngoại cũng có tác động không nhỏ. Trên HOSE, mua ròng gần 9.700 tỷ đồng cổ phiếu, 1.400 tỷ đồng chứng chỉ quỹ ETF. Trên UPCoM khối ngoại mua ròng khoảng 1.500 tỷ đồng trong khi trên HNX bán ròng khoảng 655 tỷ đồng.
Một yếu tố gián tiếp khác là GDP quý I tăng hơn 7,3% so với cùng kỳ và đạt mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, vốn điểm thông thường GDP các năm trong quý I mức thấp hơn so với 3 quý còn lại.
Dù vậy trong tháng 3, dưới tác động của thị trường chứng khoán thế giới, đặc biệt sau động thái của Tổng thổng Mỹ Donald Trump áp thuế nhập khẩu thép và nhôm cùng với mối quan ngại bùng nổ chiến tranh thương mại đã khiến thị trường trong nước có một vài phiên biến động. Khối ngoại bán ròng trên HOSE và HNX trong tháng 3 khoảng 740 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán quý I/2018 (ảnh minh họa) |
Cổ phiếu trụ bùng nổ
Quý I/2018, đà tăng các chỉ số thị trường đóng góp lớn nhóm cổ phiếu trụ. Nhiều phiên rơi vào trạng thái "xanh vỏ đỏ lòng" khi số lượng mã giảm áp đảo hơn nhưng sức bật từ nhóm vốn hóa lớn đã kéo chỉ số chung. Trong số này, nhóm ngân hàng hay bất động sản tỏ ra nổi bật nhất.
Trên HOSE, các mã ngân hàng như BID tăng 70%, VPB tăng 57,3% hay CTG 43%. Các trụ như VIC, VJC hay PNJ cùng có mức tăng trên 50% và liên tiếp phá đỉnh. Trong đó VJC và PNJ cùng vượt trên 200.000 đồng/cp. VIC tại ngày 30/3 đạt 117.200 đồng/cp, dẫn đầu giá trị vốn hóa toàn thị trường với hơn 309.000 tỷ đồng, khối ngoại mua ròng thuộc top đầu trong quý I với khoảng 2.900 tỷ đồng.
Tăng trên 200% hơn một năm qua, PNJ gia nhập câu lạc bộ thị giá trên 200.000 đồng/cp |
Vietjet lọt top 10 vốn hóa HOSE, quỹ đầu tư Singapore không còn là cổ đông lớn |
Quý I/2018 cả BVH và MSN cũng có những mức tăng đáng kể với 48% và 44,7% cùng cán cột mốc thị giá trên 100.000 đồng/cp (riêng BVH kết thúc phiên 30/3 đạt 94.500 đồng/cp và sau đó đạt 100.500 đồng/cp vào phiên ngày 3/4).
Trong những cổ phiếu tăng mạnh nhất, DXG và PAN vượt bậc trong 3 tháng đầu năm khi tăng 80% và 69%.
Khác HOSE, các mã vốn hóa lớn tăng mạnh trên HNX chủ yếu đến từ nhóm ngân hàng với hai đại diện SHB, ACB lần lượt 50% và 40%.
Diễn biến thay đổi giá cổ phiếu SHB và ACB trong quý I/2018 (nguồn: VNDirect) |
Cổ phiếu tăng mạnh nhất thị trường lên gần 10 lần, giảm mạnh nhất 'bốc hơi' một nửa
ANV (CTCP Nam Việt) và HOT (CTCP Du lịch - Dịch vụ Hội An) là hai mã cùng tăng trên 100%. Tuy nhiên riêng ANV thì thời gian qua đối mặt với thông tin khó khăn khi Mỹ nâng mức thuế chống bán phá giá mặt hàng chủ đạo của doanh nghiệp này là cá tra. Còn cổ phiếu HOT ghi nhận thanh khoản luôn ở mức rất thấp với nhiều phiên chỉ vài chục đơn vị.
Giống như HOT, hai mã tăng mạnh nhất HNX là AME (CTCO Alphanam E&C) và CAG (CTCP Cảng An Giang) có mức tăng lên tới 188% và 167% nhưng cũng ghi nhận thanh khoản ở mức rất thấp.
Đáng chú ý nhất, trên UPCoM, cổ phiếu DSC (CTCP Chứng khoán Đà Nẵng) tăng lên gần 10 lần kể từ khi lên sàn ngày 5/1 từ giá 8.500 lên 83.000 đồng/cp tại ngày 30/3. Đây cũng chính là mức tăng cao nhất toàn thị trường.
Cổ phiếu tăng gần 10 lần, DSC dự kiến lãi ròng quý I vượt cả năm 2017 |
Ở nhóm những mã giảm mạnh nhất trong quý I, nổi bật trên HOSE là APC và AMD với lần lượt khoảng 54% và 52%. APC từng là một trong những mã có đà tăng tốt nhất năm 2017 với khoảng 350%. Nhưng bước sang năm 2018, APC bắt đầu có dấu hiệu suy giảm, đặc biệt có nhiều phiên giảm sàn liên tiếp sau thông tin phát hành cổ phiếu riêng lẻ thấp hơn nhiều lần với thị giá.