Thị trường chứng khoán 10/4: Cổ phiếu VJC ngược dòng tăng kịch trần trong phiến VN-Index giảm hơn 2 điểm
Kết phiên, VN-Index giảm 2,39 điểm (0,31%) xuống 757,94 điểm; HNX-Index tăng 1,05% lên 106,18 điểm; UPCoM-Index giảm 0,22% xuống 50,63 điểm.
Xem thêm: Thị trường chứng khoán 13/4
Thị trường giao dịch ảm đạm cho đến cuối phiên, VN-Index giảm điểm những cũng không biến động nhiều so với giá tham chiếu. Độ rộng thị trường phân hóa với 312 mã tăng giá, 363 mã giảm giá và 192 mã đứng giá tham chiếu.
Hai cổ phiếu "họ Vingroup" VIC , VHM và các mã ngân hàng VCB, BID, CTG, MBB là nguyên nhân chính khiến thị trường giảm điểm. Trong khi đó, ở chiều ngược lại VJC, GVR, HVN tăng kịch trần góp phần nâng đỡ thị trường.
Nhóm bất động sản ghi nhận sự khởi sắc tại các cổ phiếu midcap, trong đó SJS, LGL, CRE tăng kịch trần. Nhóm dầu khí, dệt may cũng lấy lại sự tích cực về cuối phiên.
Cổ phiếu "họ FLC" đồng loạt quay đầu giảm sâu, trong đó cổ phiếu ROS chứng kiến thanh khoản kỉ lục với khối lượng khớp lệnh trên 82 triệu đơn vị. Ở lại, cổ phiếu GAB ngược dòng tăng 1% và vượt đỉnh lịch sử.
Thanh khoản thị trường ghi nhận sự trái chiều khi khối lượng giao dịch tăng vọt lên gần 413 triệu đơn vị nhờ cổ phiếu ROS, trong khi giá trị giao dịch ở mức 4.809 tỉ đồng.
Tính đến 14h00, VN-Index tăng 1,74 điểm (0,23%) lên 758,59 điểm; HNX-Index tăng 1,14% lên 106,28 điểm; UPCoM-Index giảm 0,47% xuống 50,5 điểm.
Áp lực bán quay trở lại khiến thị trường đảo chiều giảm điểm, VN-Index theo đó rơi khỏi mốc 760 điểm. Cổ phiếu ROS khớp lệnh kỉ lục từ khi lên sàn, với khối lượng hơn 79 triệu đơn vị. Cổ phiếu ABS đảo chiều giảm sàn sau 17 phiên tăng trần liên tiếp.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 2,16 điểm (0,28%) lên 762,49 điểm; HNX-Index tăng 1,67% lên 106,84 điểm; UPCoM-Index giảm 0,32% xuống 50,58 điểm.
Phiên giao dịch buổi sáng ghi nhận nhiều chỉ số chính tăng điểm, tuy nhiên mức độ vẫn chưa tín hiệu tích cực vẫn chưa rõ ràng khi áp lực bán vẫn ở cao do đa số cổ phiếu bắt đáy đều đã có lời. Thị trường ở trong tình trạng "xanh vỏ đỏ lòng" với 281 mã tăng giá so với 308 mã giảm giá.
Các cổ phiếu VJC, SAB, GVR, VCB, MSN, HVN đóng góp nhiều nhất vào đà tăng chỉ số, trong đó bộ đôi hàng không VJC, HVN và cổ phiếu GVR tăng kịch trần. Ngược lại, cổ phiếu "họ Vingroup" vẫn tạo áp lực lên các chỉ số.
Nhóm ngân hàng giao dịch tích cực vào giữa phiên sáng cũng quay đầu giảm điểm, hiện còn VCB, SHB, CTG, VBB giữ được sắc xanh. Trong khi đó, cổ phiếu midcap nhóm bất động sản giao dịch sôi động LGL, VRE tăng trần, nhiều mã cũng tăng đáng kể như NDN, IDJ, CII, C4G.
Thanh khoản thị trường trong phiên sáng đạt 238 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 2.800 tỉ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận trên HOSE đóng góp 642 tỉ đồng.
Tính đến 10h40, VN-Index tăng 4,03 điểm (0,53%) lên 764,36 điểm; HNX-Index tăng 0,92% lên 106,05 điểm; UPCoM-Index giảm 0,06% xuống 50,71 điểm.
Cổ phiếu ngân hàng hồi phục góp phần củng cố đà tăng của chỉ số. Các mã VCB, CTG, MBB đã lấy lại sắc xanh, trong khi BID, VPB, STB, TCB đều hồi phục về giá tham chiếu.
Trên HNX, bộ đôi SHB, ACB giao dịch khởi sắc giúp chỉ số này tăng gần 1%. Trong đó, cổ phiếu SHB ghi nhận phiên tăng giá thứ 8 liên tiếp và tăng gấp hơn 3 lần tính từ đầu năm 2020.
Tính đến 9h40, VN-Index tăng 2,68 điểm (0,35%) lên 763,01 điểm; HNX-Index tăng 0,65% lên 105,76 điểm; UPCoM-Index giảm 0,45% xuống 50,51 điểm.
Các chỉ số chứng khoán giảm sâu từ khi mở cửa, tuy nhiên đã quay đầu tăng điểm ngay sau đó. VN-Index giữ vững mốc 760 điểm.
Sự tích cực của thị trường có sự đóng góp đáng kể của bộ đôi cổ phiếu hàng không HVN và VJC, với mức tăng lần lượt 3,9% và 3,7%; cùng với đó là sự hỗ trợ từ các mã SAB, GVR, BHN, VGC, DHG.
Trái với những phiên trước, nhóm VN30 giao dịch kém sắc trong sáng nay cho thấy dòng tiền đã có sự luân chuyển sang nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Họ Vingroup VIC, VHM, VRE và các mã vốn hóa lớn BID, GAS, VNM, MSN giảm giá tác động tiêu cực lên chỉ số.
Đêm qua (9/4) theo giờ Việt Nam, OPEC và các nước đồng minh (OPEC+) đã đồng ý giảm sản lượng 10 triệu thùng/ngày do chịu tác động bởi đại dịch COVID-19. Đây là mức cắt giảm lớn nhất từ trước đến nay. Giá dầu có lúc bật tăng lên trên 28 USD/thùng, dù vậy sau đó quay đầu giảm hơn 9% xuống dưới 23 USD/thùng.
Nhóm dầu khí theo đó giao dịch phân hóa. Cổ phiếu PXS tăng kịch trần, các mã OIL, PET, PVT, PMG cũng giao dịch trong sắc xanh trong khi GAS, POW, PVD, PVS ghi nhận xu hướng tiêu cực.
Cổ phiếu FLC quay đầu giảm điểm sau khi những phiên khởi sắc với thông tin sáp nhập GAB và FLC Faros. Cổ phiếu KLF giảm sàn, các mã AMD, ART, HAI, FLC chìm trong sắc đỏ.
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 9/4 đồng loạt tăng điểm, kết thúc một tuần đi lên mạnh mẽ hiếm thấy trong lịch sử. Hai thông tin đáng chú ý xuất hiện trong ngày là số người xin trợ cấp thất nghiệp tiếp tục tăng cao và Fed công bố loạt chương trình nghìn tỉ USD để hỗ trợ nền kinh tế trong đại dịch.
Chỉ số S&P 500 kết phiên tăng 1,45% lên 2.790 điểm. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones và Nasdaq Composite cũng đi lên lần lượt 1,2% và 0,8% trong phiên 9/4.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/