Thị trường chứng khoán 22/4: Họ Vingroup kém sắc, VN-Index tăng hơn 2 điểm nhờ nhóm ngân hàng và bán lẻ
Kết phiên, VN-Index tăng 2,08 điểm (0,27%) lên 768,92 điểm; HNX-Index tăng 2,01% lên 106,8 điểm; UPCoM-Index tăng 0,59% lên 51,48 điểm.
Toàn thị trường ghi nhận 415 mã tăng giá, 256 mã giảm giá và 171 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản thị trường đạt 321,6 triệu đơn vị, tương đương 4.962 tỉ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận trên HOSE đạt 828 tỉ đồng.
Xu hướng tích cực kéo dài đến hết phiên dù áp lực bán vẫn xuất hiện tại một vài nhóm cổ phiếu. Nhóm VN30 là động lực tăng điểm chính của thị trường, cổ phiếu SAB trở lại nhịp tăng cùng với các cổ phiếu ngân hàng BID, HDB, VPB, CTG và bán lẻ MWG, PNJ đóng nhiều nhất cho chỉ số. Trong khi đó, cổ phiếu "họ Vingroup" VIC, VHM, VRE giao dịch kém sắc kìm hãm đà tăng điểm.
Nhóm chứng khoán giao dịch sôi động. Cổ phiếu HCM tăng kịch trần sau khi Chứng khoán HSC báo lãi quí I tăng trưởng hơn 23% nhờ hoạt động tự doanh; các cổ phiếu còn lại cũng tăng điểm sau khi kết quả kinh doanh được công bố.
Các nhóm thép, bất động sản, cao su, thủy sản, khu công nghiệp, họ Viettel cũng ghi nhận sự khởi sắc.
Tính đến 14h00, VN-Index tăng 5,43 điểm (0,71%) lên 772,27 điểm; HNX-Index tăng 2,15% lên 106,96 điểm; UPCoM-Index tăng 0,61% lên 51,49 điểm.
Cổ phiếu FRT tiếp tục tăng trần sau phiên chững lại trước đó, hiện đã lấy lại môc 20.000 đồng/cp. Các cổ phiếu "họ FLC" cũng giao dịch sôi động với KLF tăng kịch trần, trong khi HAI, AMD, ART, FLC đều giao dịch trong sắc xanh.
Tạm dừng phiên,VN-Index tăng 1,97 điểm (0,26%) lên 768,81 điểm; HNX-Index tăng 0,29% lên 105 điểm; UPCoM-Index tăng 0,18% lên 51,27 điểm.
Về cuối phiên sáng, cổ phiếu ngân hàng giao dịch bứt phá giúp các chỉ số đồng loạt đảo chiều tăng điểm. Cổ phiếu BID bật tăng 6,8% lên 37.05 đồng/cp; các mã CTG, VPB, HDB cũng tăng trên 3%.
Mới đây, VPBank công bố lợi nhuận trước thuế hợp nhất quí I/2020 đạt 2.912 tỉ đồng, tăng hơn 63% so với cùng kì năm 2019. Tăng trưởng cho vay trong 3 tháng đầu năm đạt 2,6% trong khi nợ xấu giảm xuống còn 3,03%. TPBank cũng ghi nhận lợi nhuận trước thuế vượt 1.000 tỉ đồng, tăng 18,4% so với cùng kì năm trước.
Nhóm thép cũng duy trì sự tích cực với HSG, DNY tăng kịch trần; cổ phiếu HPG tăng 3,2% với thanh khoản trên 6,3 triệu đơn vị. Trong quí I, Hòa Phát doanh thu 19.450 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.305 tỉ đồng, tương ứng tăng 28% và 27% so với cùng kì 2019. Hoa Sen ghi nhận lợi nhuận sau thuế quí vừa qua vẫn ước đạt 200 tỉ đồng, tương ứng mức tăng 277% so với cùng kì năm trước.
Sắc xanh cũng lan tỏa san nhiều nhóm cổ phiếu như bất động sản, cao su, dệt may, bán lẻ,… Theo đó, độ rộng thị trường dần cân bằng hơn với 272 mã tăng giá và 306 mã giảm giá. Thanh khoản phiên sáng ở mức trung bình với giá trị giao dịch hơn 2.600 tỉ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận trên HOSE chiếm 364 tỉ đồng.
Tính đến 10h40,VN-Index giảm 6,07 điểm (0,79%) xuống 760,77 điểm; HNX-Index giảm 0,46% xuống 104,22 điểm; UPCoM-Index giảm 0,18% xuống 51,09 điểm.
Sau những phút áp lực đầu phiên, thị trường dần phục hồi trở lại, VN-Index cũng lấy lại mốc 760 điểm. Cổ phiếu HPG tăng 2,7% lên 20.750 đồng/cp, đóng góp nhiều nhất cho chỉ số. Các cổ phiếu thép HSG, NKG, SMC cũng duy trì sự khởi sắc.
Cổ phiếu cao su cũng giao dịch tích cực với nhiều mã giữ được sắc xanh như DRC, PHR, DPR, GVR.
Tính đến 9h40, VN-Index giảm 8,86 điểm (1,16%) xuống 757,98 điểm; HNX-Index giảm 0,23% xuống 104,46 điểm; UPCoM-Index giảm 0,16% xuống 51,1 điểm.
Các chỉ số tiếp tục giảm sâu ngay từ khi mở cửa, tuy nhiên áp lực không còn đến từ nhóm VN30 khi chỉ số này chỉ giảm hơn 1 điểm. Mặt khác, nhiều cổ phiếu giao dịch khởi sắc góp phần nâng đỡ thị trường như VPB, HPG, MSN, FPT, MBB. Trong đó, cổ phiếu FPT được giao dịch thỏa thuận giá trần gần 1,7 triệu đơn vị ngay đầu phiên.
Sự tiêu cực diễn ra tại nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ với hơn 300 mã giảm giá so với 145 mã giảm giá. Nhóm dầu khí tiếp tục lao dốc dưới tác động tiêu cực của giá dầu với PXS giảm sàn, nhiều mã giảm trên 2% như GAS, PVS, PVD, BSR, PLX.
Đêm qua, giá dầu thô WTI giao trong tháng 6 giảm tới hơn 43% xuống 11,6 USD/thùng. Đầu phiên giao dịch giá dầu thô giảm tới hơn 60% xuống dưới 7 USD/thùng. Hợp đồng giao trong tháng 7 cũng giảm tới 31% xuống 18 USD/thùng.
Các nhóm thủy sản, bảo hiểm, hàng không, khu công nghiệp, chứng khoán nhìn chung đều giao dịch kém sắc. Cổ phiếu VND giảm 2,7% xuống 10.700 đồng/cp sau sự cố lỗi giao dịch trực tuyến, VNDirect cho biết đã khắc phục xong và giao dịch ổn định trở lại hôm 21/4.
Trong khi đó, nhóm thép đảo chiều hồi phục với DNY tăng kịch trần, các mã HPG, HSG, NKG giao dịch trong sắc xanh.
Cổ phiếu "họ FLC" cũng tiếp tục khởi sắc, đáng chú ý cổ phiếu KLF tăng trần 3 phiên liên tiếp và dư mua hàng triệu đơn vị.
Phiên 21/4, các chỉ số trên thị trường chứng khoán Mỹ và giá dầu thô tiếp tục sụt giảm khi nhà đầu tư lo ngại nhu cầu dầu thô yếu ớt báo hiệu tương lai ảm đạm của nền kinh tế thế giới.
Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 632 điểm, tương đương hơn 2,6%, xuống còn 23.019 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 2,7% còn 2.737 điểm trong khi Nasdaq Composite mất 3,5% trong phiên 21/4.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/