Thị trường chứng khoán 17/3: Hồi phục cuối phiên, VN-Index còn giảm hơn 2 điểm, cổ phiếu bất động sản đồng loạt tăng trần
Xem thêm: Thị trường chứng khoán 18/3
Kết phiên, VN-Index giảm 2,08 điểm (0,28%) xuống 745,78 điểm; HNX-Index tăng 1,1% lên 100,72 điểm; UPCoM-Index tăng 0,32% xuống 50,31 điểm.
Đà hồi phục diễn ra mạnh mẽ vào cuối phiên, nhờ đó phần lớn chỉ số đều lấy lại sắc xanh, riêng VN-Index còn giảm 2,08 điểm. Trạng thái thị trường hoàn toàn chuyển sang trạng thái tích cực với 401 mã tăng giá, 298 mã giảm giá và 136 mã đứng giá tham chiếu.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 365,7 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 5.181 tỉ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận trên HOSE đạt 1.296 tỉ đồng.
Nhóm VN30 ghi nhận hai mã PLX, SSI tăng kịch trần; nhiều cổ phiếu cũng đảo chiều tăng mạnh như REE, CTD, SBT FPT. Nhóm ngân hàng đóng góp vào đà hồi phục của thị trường khi hầu hết cổ phiếu đều lấy lại sắc xanh, dẫn đầu là BID, TCB, SHB.
Nhóm bất động sản chứng khoán hàng loạt cổ phiếu tăng trần, điển hình là các mã QCG, NTL, DPG, VRC. Các nhóm chứng khoán, dầu khí, khu công nghiệp, Viettel nhìn chung đều giao dịch tích cực về cuối phiên.
Ở chiều ngược lại, "họ Vingroup" chìm trong sắc đỏ, là tác nhân chính tạo áp lực giảm điểm lên thị trường. Cổ phiếu VRE giảm 6,8% xuống 22.100 đồng; hai mã VIC và VHM giảm lần lượt 4,3% và 2,6%.
Tính đến 14h00, VN-Index giảm 12,21 điểm (1,63%) xuống 735,65 điểm; HNX-Index giảm 0,27% xuống 99,35 điểm; UPCoM-Index giảm 0,44% xuống 49,93 điểm.
Không khí giao dịch giằng co diễn ra trong thời gian đầu phiên chiều. Một sổ cổ phiếu bluechips giữ được sắc xanh như PLX, REE, SSI, SBT, CTD tuy nhiên không đủ giúp chỉ số thu hẹp đà giảm. Trong khi đó, cổ phiếu VRE giảm sàn xuống còn 22.050 đồng/cp.
Điểm tích cực là trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai chỉ số đều tăng điểm, trong đó VN30F2003 duy trì basis dương so với chỉ số VN30.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 6,92 điểm (0,93%) xuống 740,94 điểm; HNX-Index giảm 0,21% xuống 99,41 điểm; UPCoM-Index giảm 0,48% xuống 49,91 điểm.
Thị trường duy trì đà hồi phục đến hết phiên sáng sau tín hiệu tích cực từ thị trường quốc tế khi các hợp đồng tương lai chỉ số trên thị trường Mỹ tăng kịch trần. VN-Index chỉ còn giảm gần 7 điểm.
Nhóm VN30 còn VRE, PNJ giảm sâu trong khi hầu hết cổ phiếu còn lại đều thu hẹp đà giảm, thậm chí nhiều mã đã chuyển sang sắc xanh. Cổ phiếu VIC hồi lên 92.000 đồng/cp, tương đương còn giản 0,5%. Nhóm ngân hàng cũng chỉ còn CTG, MBB giảm trên 2%.
Tâm điểm thị trường phiên sáng vẫn tập trung tại nhóm penny với nhiều cổ phiếu tăng trần như QCG, FIT, TSC, SJF, DST, HAR, HQC, DLG. Đáng chú ý, các cổ phiếu "họ FLC" ART, AMD, HAI, KLF đã có nhiều phiên tăng trần liên tiếp.
Độ rộng thị trường cân bằng trong phiên sáng dù chỉ số giảm điểm. Thanh khoản duy trì ở mức trung bình với giá trị giao dịch đạt gần 2.700 tỉ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận trên HOSE đạt 711 tỉ đồng.
Tính đến 10h50, VN-Index giảm 9,42 điểm (1,26%) xuống 738,44 điểm; HNX-Index giảm 0,77% xuống 98,85 điểm; UPCoM-Index giảm 0,54% xuống 49,88 điểm.
Sau những phút giảm điểm đầu phiên, thị trường đã ghi nhận sự hồi phục trở lại. Các cổ phiếu PLX, SBT, REE, FPT, VJC giao dịch khởi sắc cùng sự hồi phục của "họ Vingroup" giúp chỉ số thu hẹp đáng kể đà giảm.
Cổ phiếu GEX tăng kịch trần sau khi Gelex công bố muốn mua 29 triệu cổ phiếu quĩ. Cổ phiếu QCG ghi nhận phiên tăng trần thứ 14 liên tiếp.
Tính đến 9h50, VN-Index giảm 14,06 điểm (1,88%) xuống 734,43 điểm; HNX-Index giảm 0,87% xuống 98,75 điểm; UPCoM-Index giảm 0,72% xuống 49,79 điểm.
Các chỉ số đồng loạt giảm điểm ngay khi mở cửa, tuy nhiên mức độ giảm không quá mạnh với tâm lí hoang mang từ thị trường chứng khoán Mỹ. Đà giảm phần lớn được gây ra bởi các cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là các cổ phiếu "họ Vingroup". Cổ phiếu VRE giảm 6,1% xuống 22.250 đồng/cp; hai mã VIC và VHM giảm lần lượt 2,7% và 2,5%.
Nhóm ngân hàng tiếp tục chứng kiến áp lực bán mạnh. Cổ phiếu VPB giảm 5,5% và rơi khỏi mốc 20.000 đồng/cp; cổ phiếu CTG cũng không giữ được mốc này. Nhóm hàng không cũng giảm điểm sau khi số ca nhiễm COVID-19 vẫn tăng lên.
Đêm qua, giá dầu lao dốc hơn 10% cũng tác động tiêu cực đến ngành dầu khí, tuy nhiên mức độ giảm đã thu hẹp lại so với các phiên trước. Ngược lại, cổ phiếu ngành bất động sản giao dịch tích cực hơn thị trường với nhiều mã midcap tăng mạnh như L14, IDJ, QCG, VRC, HUT.
Trong bối cảnh thị trường kém sắc, họ FLC tiếp tục là điểm sáng khi các mã ART, AMD, HAI, KLF vẫn tiếp tục tăng trần. Sự sôi động cũng diễn ra tại nhiều mã penny khác như FIT, TSC, DST, HAR, HQC.
Thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua giảm sâu ngay khi vừa mở cửa và phải ngắt mạch toàn thị trường trong 15 phút. Sau khi giao dịch trở lại, các chỉ số nới rộng đà giảm xuống đáy của ngày sau khi Tổng thống Trump đưa ra nhiều nhận định bi quan về đại dịch COVID-19.
Kết phiên 16/3, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones sụt 2.997 điểm, tương đương 12,93%, còn 20.188 điểm. Trong những phút cuối phiên, có lúc Dow Jones giảm hơn 3.000 điểm.
Chỉ số S&P 500 kết phiên sụt 12% còn 2.386 điểm – mức thấp nhất kể từ tháng 12/2018 tới nay. Chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa giảm 12,3% xuống còn 6.904 điểm – đánh dấu phiên giảm mạnh nhất trong lịch sử chỉ số này.