|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 18/3: VN-Index tăng nhẹ, cổ phiếu họ FLC đồng loạt tăng trần

10:11 | 18/03/2020
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán phiên 18/3 diễn biến khởi sắc sau phiên tăng điểm của chứng khoán Mỹ, đồng thời nhiều doanh nghiệp đồng loạt có những động thái "cứu giá" cổ phiếu trong ngắn hạn.

Xem thêm: Thị trường chứng khoán 19/3

Kết phiên, VN-Index tăng 1,88 điểm (0,25%) lên 747,66 điểm; HNX-Index tăng 1,11% lên 101,84 điểm; UPCoM-Index tăng 0,12% lên 50,37 điểm.

Thị trường diễn biến giằng co với tâm lí giao dịch thận trọng trước ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh tháng 3 (19/3) và tái cơ cấu hai quĩ ETF. Các chỉ số liên tục đảo chiều trong phiên, dù vậy đều đóng cửa trong sắc xanh.

Độ rộng thị trường tích cực với 434 mã tăng giá, 264 mã giảm giá và 154 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản thị trường đạt 348 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 5.161 tỉ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận trên HOSE đạt 1.388 tỉ đồng.

Nhóm ngân hàng VCB, BID, EIB, HDB, VPB và các mã vốn lớn PLX, HPG, MWG, VIC là động lực chính giúp thị trường tăng điểm. Trong đó, đáng chú ý cổ phiếu PLX tăng kịch trần, cổ phiếu VIC đảo chiều tăng giá trong phiên ATC. Ở chiều ngược lại, các mã SAB, GAS, VNM, VHM vẫn tạo áp lực lên chỉ số.

Nhóm đầu cơ là tâm điểm của dòng tiền với hàng loạt cổ phiếu tăng trần đi kèm thanh khoản lớn, hiển hình là họ FLC với ART, AMD, ROS, HAI, KLF. Các cổ phiếu dịch vụ sân bay cũng ghi nhận sự phục hồi, trong khi cổ phiếu của hàng không VJC, HVN tiếp tục lao dốc.

Tính đến 14h00, VN-Index giảm 0,39 điểm (0,05%) xuống 745,39 điểm; HNX-Index tăng 0,22% lên 100,94 điểm; UPCoM-Index giảm 0,08% xuống 50,27 điểm.

Áp lực bán quay lại trong phiên giao dịch chiều. Nhóm chứng khoán giảm sâu sau phiên hồi phục hôm qua với nhiều mã giảm trên 3% như SSI, BVS, VIX. Trong khi đó, dòng tiền tiếp tục chảy vào nhóm penny với hàng chục mã tăng kịch trần, điển hình là các cổ phiếu "họ FLC".

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 6,8 điểm (0,91%) lên 752,58 điểm; HNX-Index tăng 1,66% lên 102,39 điểm; UPCoM-Index tăng 0,62% lên 50,62 điểm.

Đà hồi phục diễn ra mạnh hơn về cuối phiên sáng, cổ phiếu bluechips PLX, HPG, MWG, REE, CTD và nhóm ngân hàng VCB, BID, CTG, MBB, VPB đồng loạt tăng giá giúp VN-Index lấy lại mốc 750 điểm. Đáng chú ý, cổ phiếu PLX tăng trần 2 phiên liên tiếp.

Nhóm bất động sản cũng thu hút dòng tiền, đặc biệt tại các mã midcap như FCN, QCG, L14, NTL, DIG, SCR. Các nhóm Viettel, chứng khoán, thủy sản, dệt may nhìn chung đều giao dịch khởi sắc.

Họ FLC tiếp tục là tâm điểm thị trường với hàng loạt cổ phiếu tăng trần đi kèm khối lượng dư mua khủng. Nhóm penny cũng thu hút sự chú ý và giao dịch sôi động.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu SAB và họ Vingroup VIC, VHM, VRE vẫn chịu áp lực bán và kìm hãm đà tăng của chỉ số. Cổ phiếu SBT giảm 0,7% sau khi lãnh đạo đồng loạt đăng kí mua. Cổ phiếu YEG giảm sàn 3 phiên liên tiếp.

Tính đến 10h40, VN-Index tăng 1,65 điểm (0,22%) lên 747,43 điểm; HNX-Index tăng 1% lên 101,73 điểm; UPCoM-Index tăng 0,28% lên 50,45 điểm.

Mặc dù giao dịch khởi sắc ngay từ đầu phiên, đà tăng của các chỉ số vẫn chưa thể mở rộng thêm do áp lực từ cổ phiếu "họ Vingoupr". Cổ phiếu VRE giảm 3,2% xuống 21.400 đồng/cp; hai mã VIC, VHM giảm lần lượt 0,6% và 1,3%.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu PLX tăng trần hai phiên liên tiếp, hiện lên tới mức giá 42.100 đồng/cp. Cổ phiếu HPG cũng tăng 4,7% và lấy lại mốc 20.000 đồng/cp.

Tính đến 9h50, VN-Index tăng 2,34 điểm (0,31%) lên 748,12 điểm; HNX-Index tăng 0,72% cho 104,45 điểm; UPCoM-Index tăng 0,34% lên 50,48 điểm.

Các chỉ số đồng loạt tăng điểm ngay từ khi mở cửa với sự dẫn dắt của nhóm ngân hàng. Sắc xanh cũng lan tỏa sang nhiều nhóm cổ phiếu với 336 mã tăng giá. Nhóm dầu khí giao dịch khởi sắc bất chấp giá dầu thế giới lao dốc 6%, dẫn đầu bởi cổ phiếu PLX với mức tăng hơn 5%.

Mới đây, trước việc thì giá liên tục lao dốc, nhiều cổ phiếu đã có những động thái nhằm cân bằng lại cung cầu thị trường như mua cổ phiếu quĩ hay lãnh đạo đăng kí mua vào. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng hỗ trợ thông qua việc giảm thời gian xử lí hồ sơ mua cổ phiếu quĩ xuống còn 1 ngày.

Cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp đã có phản ứng tích cực trước động thái trên. Cổ phiếu PAN tăng trần 3 phiên liên tiếp, các mã bất động sản DPG, VRC, HDC cũng ghi nhận xu hướng tăng.

Các nhóm cổ phiếu có tính đầu cơ như chứng khoán, dệt may, khu công nghiệp cũng lấy lại sự khởi sắc. Họ FLC tiếp tục tăng trần đồng loạt và dư mua hàng triệu đơn vị tại giá trần, nhiều mã penny cũng thu hút dòng tiền như FIT, HQC, HAR, TSC, FTM.

Trên thị trường chứng khoán Mỹ, các chỉ số ngày 17/3 đã hồi phục mạnh mẽ khi nhà đầu tư vui mừng với thông tin về gói kích thích kinh tế khổng lồ của chính quyền Tổng thống Trump.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones kết phiên tăng gần 1.049 điểm, tương đương 5,2%, và đóng cửa ở 21.237 điểm. Chỉ số S&P 500 kết phiên tăng 6,0% lên 2.529 điểm trong khi Nasdaq Composite nhảy vọt 6,2% lên 7.335 điểm.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Sơn Tùng

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.