Thị trường chứng khoán 19/3: Áp lực bán tháo trở lại, VN-Index mất gần 22 điểm
Xem thêm: Thị trường chứng khoán 20/3
Kết phiên, VN-Index giảm 21,72 điểm (2,91%) xuống 725,94 điểm; HNX-Index giảm 0,83% xuống 100,99 điểm; UPCoM-Index giảm 0,93% xuống 49,9 điểm.
Về cuối phiên, sự phục của cổ phiếu nhóm Vingroup giúp chỉ số thu hẹp đà giảm, tuy nhiên xu hướng giảm điểm vẫn chiếm ưu thế. Cổ phiếu Vingroup đóng cửa tại 88.700 đồng/cp, còn giảm 0,3%; hai mã VHM và VRE cũng thu hẹp mức giảm xuống còn 1,4% và 0,9%.
Đáng chú ý, cổ phiếu SAB tiếp tục lao dốc 6,6% xuống 127.000 đồng/cp, đây cũng là vùng giá thấp nhất lịch sử của mã này. Cổ phiếu VNM cũng mất thêm 6,3% xuống 89.000 đồng/cp. Nhóm ngân hàng ghi nhận hàng loạt cổ phiếu giảm trên 3%, riêng mã VBB ngược dòng tăng nhẹ.
Các cổ phiếu hàng không cũng tiếp tục giảm sâu trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Các nhóm dầu khí, chứng khoán, bất động sản nhìn chung đều diễn biến kém sắc.
Cổ phiếu họ FLC bất ngờ đảo chiều giảm mạnh sau những phiên bứt phá. Các mã ART, HAI, AMD, FLC giảm sàn và dư bán hàng triệu đơn vị; trong khi GAB, KLF cũng chìm trong sắc đỏ.
Độ rộng toàn thị trường tiêu cực với 520 mã giảm giá, trong đó 81 mã giảm sàn. Thanh khoản tiếp tục giảm so với các phiên trước, xuống mức 4.945 tỉ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận trên HOSE đạt 950,1 tỉ đồng.
Tính đến 14h00, VN-Index giảm 28,82 điểm (3,85%) xuống 718,84 điểm; HNX-Index giảm 1,17% xuống 100,81 điểm; UPCoM-Index giảm 1,25% xuống 49,74 điểm.
Giao dịch kém khởi sắc của các cổ phiếu họ Vingroup vẫn là tác nhân lớn nhất khiến thị trường giảm điểm sâu. Bộ đôi VHM - VRE đều ghi nhận mức giảm trên 5%. Ngoài ra, các cổ phiếu vốn hóa lớn khác cũng gia tăng áp lực giảm điểm như SAB, VNM, GAS, BID.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 27,3 điểm (3,65%) xuống 720,36 điểm; HNX-Index giảm 1,26% xuống 100,56 điểm; UPCoM-Index giảm 0,85% xuống 49,94 điểm.
Nỗ lực phục vào giữa phiên sáng chưa đủ để thu hẹp đà giảm của các chỉ số khi khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng. Trong nhóm VN30, ngoài ROS tăng kịch trần, các mã còn lại đều chứng kiến mức giảm sâu, điển hình là các mã ngân hàng HDB, VPB, BID và họ Vingroup VIC, VHM, VRE.
Cổ phiếu VJC giảm 5,5% và rơi khỏi mốc 100.000 đồng/cp. Các cổ phiếu khác ngành hàng không như ACV, AST, NCT, SAS đều giảm mạnh. Nhóm dầu khí tiếp tục bị bán tháo trước áp lực từ giá dầu thô, nhiều cổ phiếu đã giảm về vùng giá thấp nhất lịch sử.
Họ FLC đồng loạt đảo chiều giảm mạnh sau nhịp bứt phá, thậm chí HAI, ART giảm sàn và dư bán khối lượng lớn. Các nhóm Viettel, bảo hiểm, thủy sản, chứng khoán đều chứng kiến giao dịch kém sắc.
Độ rộng thị trường phiên sáng ghi nhận 138 mã tăng giá so với 504 mã giảm giá, trong đó 77 mã giảm sàn. Điểm tích cực là thanh khoản vẫn duy trì ở mức trung bình, với giá trị đạt 2.604 tỉ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận trên HOSE chiếm 422 tỉ đồng.
Tính đến 10h40, VN-Index giảm 26,09 điểm (3,49%) xuống 721,57 điểm; HNX-Index giảm 1,33% xuống 100,49 điểm; UPCoM-Index giảm 0,5% xuống 50,12 điểm.
Các chỉ số vẫn tiếp tục giảm sâu, dù vậy tín hiệu hồi phục đã xuất hiện tại một vài nhóm cổ phiếu. Cổ phiếu SSI hồi phục từ mức giảm 3% về giá tham chiếu 13.700 đồng/cp; SAB hồi từ giá thấp nhất 130.500 đồng/cp lên 135.800 đồng/cp. Trong khi đó, các cổ phiếu "họ Vingroup" VIC, VHM, VRE vẫn chịu áp lực bán và tác động tiêu cực lên chỉ số.
Tính đến 9h40, VN-Index giảm 28,61 điểm (3,83%) xuống 719,05 điểm; HNX-Index giảm 1,76% xuống 100,08 điểm; UPCoM-Index giảm 0,71% xuống 50,01 điểm.
Sau phiên hồi phục nhẹ hôm qua, thị trường chứng khoán phiên 19/3 lại tiếp tục lao dốc sau diễn biến tiêu cực trên thị trường chứng khoán Mỹ và giá dầu thô. Nhóm VN30 chứng kiến 28 mã giảm giá, trong đó áp lực chủ yếu đến từ họ Vingroup với VIC giảm gần 6%, VHM và VRE giảm trên 6%.
Áp lực cũng đến từ nhóm ngân hàng với nhiều mã giảm trên 3% như VCB, VPB, HDB, BID, TCB, CTG. Nhóm dầu khí chìm trong sắc đỏ sau khi giá dầu lao dốc tới 24% do ảnh hưởng bởi virus corona, xuống mức thấp nhất kể từ năm 2001. Cổ phiếu BSR giảm 6% xuống 6.300 đồng/cp; hai mã PVS và GAS giảm trên 6%.
Xu hướng tiêu cực cũng được ghi nhận tại hầu hết các nhóm cổ phiếu khác như Viettel, chứng khoán, hàng không, bất động sản, bảo hiểm.
Cổ phiếu họ FLC biến động mạnh khi tăng kịch trần từ khi mở cửa, dù áp lực bán khiến các mã này có thời điểm giảm xuống giá sàn tuy nhiên sau đó lại tăng lên giá cao nhất phiên. Hiên, các mã KLF, AMD, ROS, ART, HAI; ngược lại GAB và FLC quay đầu giảm giá.
Đêm qua, thị trường chứng khoán Mỹ lại tiếp tục lao dốc khi nhà đầu tư lo ngại về thiệt hại kinh tế mà đại dịch COVID-19 có thể gây ra, bất chấp nhiều thông tin về các gói hỗ trợ kinh tế khổng lồ.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones kết phiên sụt 1.338 điểm, tương đương 6,3%, và đóng cửa ở 19.899 điểm. Đây là phiên đầu tiên chỉ số gồm 30 bluechip này đóng cửa dưới ngưỡng 20.000 kể từ tháng 2/2017, tức hơn ba năm trước. Ở đáy của phiên, Dow Jones giảm tới trên 2.300 điểm.
Chỉ số S&P 500 sụt 5,2% xuống còn 2.398 điểm và hiện thấp hơn gần 30% so với đỉnh lịch sử thiết lập vừa tháng trước. Chỉ số Nasdaq Composite cũng giảm 4,7% xuống còn 6.990 điểm.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/