Tên thương mại, chỉ là 'nickname' của dự án
Loạt dự án bất động sản nào ở Hà Nội nằm trọng diện bị thu hồi? |
Dự án Phú Đông Premier là tên thương mại nhưng cũng gắn với tên doanh nghiệp phát triển dự án.Ảnh: Gia Huy |
Chuyện phổ biến
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, hiện nay các dự án bất động sản trên địa bàn TP.HCM đều được doanh nghiệp địa ốc đặt thêm tên thương mại bên cạnh tên dự án theo đăng ký với cơ quan chức năng khi xin phép triển khai. Đơn cử, Công ty TNHH Đầu tư Sài Gòn Việt Mỹ đăng ký dự án xây dựng chung cư cao tầng Marina Tower tại huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Cũng tại văn bản xin chấp nhận đầu tư xây dựng, doanh nghiệp này đăng ký thêm một tên thương mại là dự án Phú Đông Premier. Hay dự án Charmington Iris tại quận 4, TP.HCM của Công ty TNHH Đầu tư Sabeco HP với tên đăng ký trên giấy phép chỉ là Trung tâm thương mại - dịch vụ - căn hộ…
Theo giới quan sát thị trường, việc dự án bất động sản có 2 tên gồm tên đăng ký trên giấy phép xây dựng và tên thương mại khi mở bán dự án là chuyện bình thường. Bởi tên đăng ký trên giấy phép khá dài, khó đọc, khó nhớ nên doanh nghiệp cần một danh xưng “thật kêu” cho dự án để bán hàng.
Ông Nguyễn Văn Hậu, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Asian Hoding cho rằng, bất kỳ một dự án nào được cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt đều có danh xưng. Tên này thông thường được ký hiệu theo lô, thửa đất hoặc tên của doanh nghiệp… Khi đặt tên này, có thể chủ đầu tư chưa đặt nặng vấn đề marketing cho việc kinh doanh. Tuy nhiên, khi hoàn tất thủ tục pháp lý, doanh nghiệp đưa sản phẩm vào kinh doanh thì đó là yếu tố rất quan trọng.
“Tùy theo định vị sản phẩm và định hướng truyền thông điệp marketing đến khách hàng, chủ đầu tư đặt thêm tên thương mại cho dự án. Hiểu đơn giản, tên thương mại như một nickname cho dự án. Việc này chỉ liên quan tới công tác quảng cáo, quảng bá và định vị sản phẩm, không ảnh hưởng gì tới quyền lợi hay vấn đề pháp luật”, ông Hậu nói.
Còn ông Trần Đức Vinh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Trần Anh Group lại cho rằng, để dự án có thêm tên thương mại thì các doanh nghiêp phải dăng ký với cơ quan chức năng. Trong đó, ở phần đăng ký tên dự án sẽ có tên đăng ký và tên thương mại. Trong hợp đồng mua bán mà doanh nghiệp thực hiện ký với khách hàng cũng đều ghi rõ tên thương mại và tên đăng ký xây dựng.
“Câu chuyện dự án có hai tên cũng như khi người dân đi đăng ký thành lập công ty, luôn có phần tên đăng ký và tên gọi tắt”, ông Vinh nói.
Tên thương mại gây ra nhầm lẫn?
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, nhiều khách hàng mua bất động sản lại cho rằng, tên gọi thương mại sẽ gây khó cho khách hàng khi muốn tìm hiểu thông tin về dự án tại cơ quan chức năng.
Để xử lý vấn đề này, các luật sư cho rằng, chủ đầu tư và nhà môi giới cần chủ động cung cấp thông tin cho người quan tâm về cả hai tên dự án ngay từ khi tìm hiểu, đặt cọc chứ không phải đợi đến khi ký hợp đồng.
Đặc biệt, Luật Nhà ở 2014 quy định, khi doanh nghiệp muốn đổi tên dự án (đổi tên pháp lý dự án) thì doanh nghiệp phải xin phép và được cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt. Do đó, đây sẽ là tên gọi trong các văn bản pháp lý chính thức. Còn tên thương mại chỉ nhằm mục đích bán hàng và dễ ghi dấu ấn mà thôi.
Theo luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư TP.HCM, ở góc nhìn của doanh nghiệp, tên dự án phản ánh một phần trong chính sách phát triển sản phẩm của doanh nghiệp, cũng như thể hiện ra bên ngoài qua kênh marketing. Không chỉ vậy, tên thương mại còn phản ánh nhiều yếu tố như thay đổi chủ sở hữu góp vốn vào công ty, thay đổi đối tác chiến lược…, thậm chí là nhằm xóa dấu vết tai tiếng của dự án.
“Nói chung, việc đặt tên thương mại cho dự án là chính đáng, phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dường như các doanh nghiệp chưa chú trọng tuân thủ thực hiện các thủ tục pháp luật nên nhiều trường hợp sử dụng tên dự án có vi phạm.
Để thực hiện đúng pháp luật, ngoài việc xem quy định của pháp luật về tên dự án (như quy định Điều 19 Luật Nhà ở) thì doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu vận dụng quy định Luật Sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu sản phẩm để thực hiện phù hợp pháp luật. Đồng thời, khi sửa đổi Luật Nhà ở 2014 cũng cần tính đến tính tương thông với Luật Sở hữu trí tuệ để thống nhất câu chuyện này”, ông Phượng nhận xét.
Xem thêm |