Tăng trưởng tín dụng tiếp tục hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế. Nhiều thay đổi về mặt thể chế được áp dụng nhằm tăng tốc quá trình cải cách lĩnh vực ngân hàng, bao gồm việc phê duyệt cơ chế thí điểm xử lý nợ xấu (Nghị quyết 42) và kế hoạch cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2016-2020.
Theo báo cáo của NHNN Hà Nội, tính đến 31 3 2018, tổng dư nợ của các TCTD trên địa bàn ước đạt 1.632.724 tỷ đồng, tăng 2,04% so với cuối năm 2017 và tăng 18,04% so với cùng kỳ. Thanh khoản của các TCTD trên địa bàn được đảm bảo.
Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, một chuyên gia kinh tế bình luận, dù chưa có con số chính thức về tăng trưởng tín dụng quý I và mới chỉ nhìn từ các thành phố lớn nhưng nếu tín dụng quý I 2018 thấp hơn cùng kỳ năm 2017 cũng là bình thường.
Hai tháng đầu năm 2018, tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017 nhưng cao hơn so với các năm từ 2016 trở về trước. Nợ xấu tiềm ẩn trong tất cả các khoản nợ cơ cấu lại, trái phiếu doanh nghiệp, khoản phải thu bên ngoài
10 dấu ấn ngành Ngân hàng 2017 liên quan đến lạm phát, thanh khoản hệ thống ngân hàng, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, nợ xấu, dự trữ ngoại hối, xếp hạng tín nhiệm ngân hàng...
Ủy ban Giám sát Tài chính nhận định lợi nhuận toàn hệ thống TCTD năm 2018 sẽ tiếp tục khả quan nhờ tốc độ tăng trưởng tín dụng ổn định, nợ xấu tiếp tục được xử lý nhanh hơn. Quý I vừa qua, tín dụng ngắn hạn tăng nhanh do nhu cầu tiêu dùng Tết nguyên đán lên cao.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s khuyến cáo Việt Nam nên thận trọng với chính sách nới lỏng tiền tệ vốn có thể tạo ra các rủi ro cho nền kinh tế và lĩnh vực ngân hàng.
VDSC cho rằng dòng vốn tín dụng này sẽ là một trong những nhân tố chèo lái giá tài sản trên thị trường bất động sản và chứng khoán trong thời gian tới.
Càng về cuối năm, cuộc đua cạnh tranh trên mảng huy động của các ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt với nhiều chiêu trò khuyến mãi, “lì xì”. Ngoài yếu tố mùa vụ khi nhu cầu gửi tiền tăng cao vào dịp gần tết đây cũng là cách gỡ bài toán thanh khoản hệ thống cho nhiều ngân hàng.
Năm 2017, tín dụng tiêu dùng tiếp tục đà tăng trưởng mạnh từ 2 năm trước đó đạt mức tăng 65%, chiếm tỷ trọng khoảng 18% trong tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế.
Theo Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính, cung ứng tín dụng năm 2018 cần phù hợp với khả năng hấp thụ của nền kinh tế, quản lý chặt chẽ cơ cấu và chất lượng tín dụng. Đồng thời cần đánh giá kỹ tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam theo hướng kiểm soát tốt mảng này.
Theo các chuyên gia, một số nhóm ngành được kỳ vọng thu hút dòng tiền đầu tư thời gian tới kể đến tiêu dùng, bán lẻ, ngân hàng, công nghệ thông tin, đầu tư công…