|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Sau Trung Quốc, kinh tế Ấn Độ cũng lao đao

07:06 | 02/12/2019
Chia sẻ
Với phần lớn quốc gia trên thế giới, tăng trưởng GDP ở mức 5-6% là niềm mơ ước. Tuy nhiên, với Ấn Độ, đây là những con số gây nhiều hoang mang, lo lắng.

Trong gần nửa thập kỷ qua, Ấn Độ là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới với mức tăng GDP trung bình 7-8%. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn thứ ba châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản) đang đối mặt với nhiều thử thách nghiêm trọng.

Theo Bloomberg, tăng trưởng GDP Ấn Độ chỉ đạt vỏn vẹn 4,5% trong quý III năm nay, thấp nhất kể từ năm 2013. Nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ thấp hơn nhiều so với thành tích 7-8% hàng quý của vài năm qua.

Mới đây, các nhà kinh tế quốc tế hạ dự báo tăng trưởng của Ấn Độ trong năm này chính này (kết thúc vào tháng 3/2020) từ 6% xuống 5,6%. Trước đó Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đặt mục tiêu tăng trưởng 6,1%.

Sau Trung Quốc, kinh tế Ấn Độ cũng lao đao - Ảnh 1.

Tăng trưởng GDP Ấn Độ giảm mạnh so với vài năm trước đây. Ảnh: Financial Times.

Không đủ để xóa đói nghèo

Mức 5-6% có thể là rất cao với các quốc gia khác, nhưng không đủ đối với Ấn Độ. Thủ tướng Narendra Modi từng cam kết biến Ấn Độ thành nền kinh tế 5.000 tỷ USD vào năm 2024 từ mức 2.700 tỷ USD hiện nay. Ấn Độ cần tăng trưởng 9-10% để đạt mục tiêu này.

Tăng trưởng giảm cũng ảnh hưởng đến khả năng cải thiện thu nhập bình quân của Ấn Độ. Với dân số hơn 1,3 tỷ người, thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ đạt 2.000 USD/năm, thua xa con số 9.800 USD của Trung Quốc và chỉ bằng một phần nhỏ so với mức 62.600 USD của Mỹ.

Do đó, Ấn Độ cần tăng trưởng nhanh để thu hẹp khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người không chỉ với Trung Quốc mà cả các nền kinh tế lớn khác ở châu Á, ví dụ như Indonesia (3.900 USD) hay Hàn Quốc (31.000 USD).

Ngoài ra, mỗi năm có tới hơn 10 triệu thanh niên Ấn Độ gia nhập thị trường lao động. Mức tăng 5-6% là quá thấp để nền kinh tế Ấn Độ tạo ra đủ công ăn việc làm cho lực lượng lao động mới này. Nói cách khác, tăng trưởng giảm đe dọa các nỗ lực chống đói nghèo của Ấn Độ.

Sau Trung Quốc, kinh tế Ấn Độ cũng lao đao - Ảnh 2.

Thủ tướng Narendra Modi từng cam kết biến Ấn Độ thành nền kinh tế 5.000 tỷ USD vào năm 2024. Ảnh: Reuters.

Trên thực tế, tăng trưởng toàn cầu thời gian qua cũng rất ảm đạm do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc kéo dài. Các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng của Trung Quốc thấp hơn ngưỡng 6% trong năm 2020.

Tiêu dùng yếu ớt

Căng thẳng thương mại toàn cầu ảnh hưởng tới xuất khẩu của Ấn Độ, nhưng các chuyên gia kinh tế Bloomberg cho biết vấn đề lớn nhất của nước này là tiêu dùng trong nước suy giảm. Mà tiêu dùng nội địa chiếm tới gần 60% GDP Ấn Độ.

Tiêu dùng tại Ấn Độ sa sút trong thời gian qua một phần do tỷ lệ thất nghiệp tăng lên tới 6,1% trong năm 2018, mức cao nhất trong 45 năm qua. Có nhiều bằng chứng cho thấy tình hình này sẽ tiếp tục tồi tệ hơn, đặc biệt khi ngành công nghiệp ôtô - chiếm gần 50% ngành sản xuất Ấn Độ - tiếp tục sa thải nhân công.

Tiêu dùng giảm và doanh số xe hơi sa sút đồng nghĩa với việc toàn bộ khu vực sản xuất của Ấn Độ - chiếm 20% nền kinh tế - không tăng trưởng, thậm chí bị thu hẹp và các doanh nghiệp buộc phải giảm đầu tư.

Sau Trung Quốc, kinh tế Ấn Độ cũng lao đao - Ảnh 3.

Tiêu dùng nội địa tại Ấn Độ đang yếu ớt. Ảnh: Reuters.

Bất chấp tình hình kinh tế lao đao, các ngân hàng Ấn Độ rất thận trọng với việc cho vay vì đang vật vã với các khoản nợ. Trong một năm qua, các tổ chức cho vay phi ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn.

Mới đây, chính phủ Ấn Độ đã thông qua hàng loạt biện pháp để kích thích nền kinh tế, bao gồm các khoản cắt giảm thuế doanh nghiệp lên tới 20 tỷ USD.

Ngoài ra, chính quyền còn lên kế hoạch sáp nhập các ngân hàng yếu kém với ngân hàng mạnh, nới lỏng các quy định về đầu tư nước ngoài, lập một quỹ đặc biệt để cứu các dự án nhà đất bị đình hoãn và bán một số tài sản nhà nước.

Tuy nhiên phần lớn chuyên gia kinh tế cho rằng viễn cảnh tăng trưởng là khá u ám.


Minh Phụng

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.