|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Sau cổ phần hóa, Cảng Quy Nhơn ủy thác đầu tư 100 tỷ đồng vào đại gia hút cát Việt Xuân Mới

09:11 | 23/09/2018
Chia sẻ
Sau khi bị Khoáng sản Hợp Thành thâu tóm, Cảng Quy Nhơn hầu như không được đầu tư, nâng cấp, trong khi lại chi 100 tỷ đồng vào Việt Xuân Mới và 120 tỷ đồng mua lại 5 bộ cẩu đã qua sử dụng của IMICO, là hai doanh nghiệp liên quan đến Chủ tịch Lê Hồng Thái.
sau co phan hoa cang quy nhon uy thac dau tu 100 ty dong vao dai gia hut cat viet xuan moi Người ký văn bản đồng ý 'bán' cảng Quy Nhơn lên tiếng
sau co phan hoa cang quy nhon uy thac dau tu 100 ty dong vao dai gia hut cat viet xuan moi Xem xét để nhà nước trở lại nắm cổ phần chi phối cảng Quy Nhơn
sau co phan hoa cang quy nhon uy thac dau tu 100 ty dong vao dai gia hut cat viet xuan moi
Thanh tra Chính phủ kết luận nhiều sai phạm trong việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn.

Theo Quyết định số 336/QĐ-HHVN ngày 22/7/2013, quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại Cảng Quy Nhơn được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn I: phát hành lần đầu 40.409.950 CP, trong đó Nhà nước chiếm 75% vốn điều lệ; người lao động và tổ chức công đoàn chiếm 5%; nhà đầu tư chiến lược 10% và phát hành ra bên ngoài 10%. Giai đoạn II: Nhà nước giảm tỷ lệ nắm giữ xuống còn 49%, thực hiện trong khoảng thời gian 2014 - 2015.

Theo Đề án tái cấu trúc Vinalines giai đoạn 2012 - 2015 và Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước, Cảng Quy Nhơn nằm trong diện Nhà nước (Vinalines đại diện phần vốn) phải nắm giữ 75% vốn điều lệ.

Tuy nhiên, chỉ từ tháng 4 đến tháng 9/2015 Vinalines đã thực hiện liên tục 2 đợt thoái vốn (đợt đầu chuyển nhượng 10,5 triệu CP tương đương 26,01%, đợt hai 19,8 triệu CP tương đương 49%) cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành (Khoáng sản Hợp Thành), giúp doanh nghiệp này nhanh chóng nắm quyền kiểm soát một trong những cảng biển quan trọng quốc gia với hệ thống 20.960 m2 kho, 48.000 m2 bãi chứa container.

Cùng với đó, cảng có trụ sở làm việc 3 tầng đồ sộ, hàng chục gian nhà ở và hơn 300.000 m2 đất các loại ngay trong nội thành Quy Nhơn dưới hình thức thuê đất 50 năm hoặc giao đất không thu tiền sử dụng đất. Bên cạnh đó, Cảng Quy Nhơn còn có 6 cầu tàu với tổng chiều dài 824 m, trong đó lớn nhất là cầu tàu số 6 có thể tiếp nhận tàu tải trọng 50.000 tấn giảm tải ra vào làm hàng; 165 phương tiện, thiết bị chuyên dùng trị giá hàng trăm tỷ đồng, như cần cẩu có sức nâng từ 7 đến 100 tấn, xe nâng, tàu lai, ô tô tải, xe xúc, xe đào, trạm cân.

Kể từ khi tiếp nhận khối tài sản khổng lồ trên từ nhà nước đến nay đã 3 năm nhưng cổ đông chiến lược của Cảng Quy Nhơn là Công ty khoáng sản Hợp Thành chỉ kinh doanh trên nền tảng đã có sẵn mà không đầu tư, nâng cấp hạ tầng như cam kết trước khi mua lại phần vốn nhà nước.

Cụ thể, năm 2016, QNP chỉ bỏ ra 49 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản và mua sắm phương tiện, thiết bị; bằng 15,62% kế hoạch đề ra trong năm (312 tỷ đồng). Đến năm 2017, QNP tiếp tục đặt kế hoạch đầu tư 250 tỷ đồng nhưng tới cuối tháng 9/2017, báo cáo tài chính cho thấy việc đầu tư vẫn rất hạn chế với số tiền xây dựng cơ bản khoảng 8 tỷ đồng.

Trong khi việc đầu tư không thực hiện như cam kết thì Cảng Quy Nhơn dưới thời Chủ tịch Lê Hồng Thái lại rất quan tâm đến những doanh nghiệp có mối liên hệ với ông Thái.

Cụ thể, năm 2016, Cảng Quy Nhơn đã chi 100 tỷ đồng, tương đương 1/4 số vốn điều lệ để đầu tư vào Công ty cổ phần Việt Xuân Mới - đối tác của khoáng sản Hợp Thành trong thương vụ thâu tóm cảng Vinalines Đình Vũ. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là vì bà Trần Thị Quỳnh Yên là người nhận chuyển nhượng 45% CP của khoáng sản Hợp Thành từ ông Lê Hồng Thái. Đồng thời, bà Quỳnh Yên cũng là người đại diện theo pháp luật cho Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Việt Xuân Mới - đơn vị sở hữu 65% cổ phần của Việt Xuân Mới.

Dù không thu thập được giá giao dịch cổ phiếu ưu đãi của Việt Xuân Mới trên thị trường, song Cảng Quy Nhơn vẫn mạo hiểm đầu tư. Thậm chí, tháng 12/2017, Công ty này còn ký phụ lục gia hạn thời gian ủy thác đầu tư thêm 6 tháng.

Ngoài ra, Cảng Quy Nhơn còn được một ngân hàng bảo lãnh gần 120 tỷ đồng mua lại 5 bộ cẩu đã qua sử dụng của Công ty cổ phần Đầu tư xây lắp dầu khí IMICO – nơi mà ông Lê Hồng Thái đang làm Chủ tịch HĐQT.

Việt Xuân Mới được biết đến là doanh nghiệp có nhiều dự án nạo vét, khai thác cát trên Sông Hồng. Công ty này là cổ đông đang giữ 10% cổ phần của Công ty cổ phần Nhà ga quốc tế Cam Ranh có vốn điều lệ 600 tỷ đồng. Ngoài ra, Việt Xuân Mới cũng là thành viên trong liên danh 3 nhà đầu tư dự án cao tốc Quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội –Thái Nguyên... Đây cũng là đơn vị từng nắm giữ hơn 40% cổ phần của Tổng công ty Chăn Nuôi Vilico (VLC).

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thủy Tiên

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.