Bình quân 2 tháng đầu năm nay, giá xuất khẩu phân bón đã giảm 30% so với cùng kỳ năm 2022, xuống còn 466 USD/tấn. Đây cũng là lý do khiến tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu phân bón so với cùng kỳ đảo chiều từ dương sang âm.
Thống kê kết quả kinh doanh của nhóm doanh nghiệp phân bón cho thấy lợi nhuận quý IV/2022 đã giảm sâu, thậm chí có công ty ghi nhận lỗ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng vẫn còn những cơ hội nhất định cho doanh nghiệp phân bón, đặc biệt ở mảng xuất khẩu.
Cử tri nhiều tỉnh thành đề nghị Bộ Tài chính đưa mặt hàng phân bón vào danh mục hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (VAT), tạo ra sự bình đẳng giữa phân bón nhập khẩu và sản xuất nội địa.
Giá phân bón nhập khẩu trong tháng 1 ở mức 476 USD/tấn, tăng 81% so với tháng 1/2022. Đây cũng là tháng thứ 6 liên tiếp, giá phân bón nhập khẩu đi lên.
VDSC cho rằng cùng với việc giá khí đốt hạ nhiệt, các nhà máy phân bón hoạt động trở lại, động thái gỡ bỏ biện pháp hạn chế xuất khẩu của thị trường Trung Quốc, Nga sẽ giúp nguồn cung phân bón năm 2023 dồi dào hơn, tạo áp lực lên giá.
11 tháng năm 2022, Việt Nam chi gần 1,5 tỷ USD cho nhập khẩu phân bón. Trong đó, nguồn cung phân bón từ Trung Quốc chiếm 45,5% tổng kim ngạch nhập khẩu măt hàng này.
11 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu phân bón đã chính thức chạm mốc hơn 1 tỷ USD, gấp gần 2,2 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021. Đây cũng là thành tích xuất khẩu cao nhất của ngành phân bón cho đến thời điểm này.
BSC cho rằng giá ure có thể điều chỉnh giảm trong năm 2023 do giá các nguyên liệu sản xuất chính hạ nhiệt và các chính sách hạn chế xuất khẩu phân bón của Nga và Trung Quốc tới hạn vào 31/12/2022.
Đại diện Hiệp hội phân bón cho rằng xuất khẩu phân bón năm 2022 có thể vượt mốc 1 tỷ USD nhờ việc doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội, giải cơn khát phân bón trên toàn cầu.
9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu phân bón đạt 886 triệu USD, vượt 58% kết quả xuất khẩu của cả năm 2021. Nhờ chớp được thời cơ, kết thúc 9 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp phân bón vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm 2022.
Theo các chuyên gia của VCSC, giá urê tiếp tục ở mức cao trong giai đoạn 2022-2023 do giá khí đốt và giá than cao còn trong dài hạn giá mặt hàng này sẽ giảm khi chi phí năng lượng giảm.
Giá ure trong nước có thể sẽ cao hơn giá ure tại Trung Quốc và Ấn Độ do Trung Quốc. Nhờ mặt bằng giá bán cao, các doanh nghiệp phân bón sẽ tiếp tục hưởng lợi đến hết năm 2022, dù tốc độ tăng trưởng những tháng cuối năm sẽ chậm hơn đầu năm.
Từ cuối tháng 6, Trung Quốc đã áp hạn ngạch xuất khẩu với phốt phát, nguyên liệu quan trọng trong sản xuất phân bón. Động thái này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia nhập khẩu mặt hàng này, trong đó có Việt Nam.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 23/3: Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ điều chỉnh trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể sẽ chưa thể vượt được mức 1.040 điểm trong một vài phiên tới.