Reuters: Không thành viên OPEC nào có thể đoạt thị phần xuất khẩu dầu của Iran
Giá dầu dự kiến duy trì ổn định cho tới năm 2019 nhờ sản lượng tăng từ Mỹ, OPEC |
Trong buổi gặp với Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo, một quan chức ngoại giao cấp cao Iran đã thúc giục ông giữ tổ chức không bị ảnh hưởng tởi các yếu tố chính trị.
“Không có quốc gia nào được phép lấy đi thị phần của thành viên khác để sản xuất và xuất khẩu dầu dưới bất kỳ tình huống nào, và Hội nghị các bộ trưởng OPEC không phát hành bất kỳ giấy phép nào cho những hành động như vậy”, Cơ quan mới của Bộ Dầu khí Iran, SHANA đăng tải phát biểu ông Kazem Gharibabadi, đại sứ của Iran tại OPEC.
Hồi tháng 5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, và tuyên bố lệnh cấm đối với thành viên của OPEC. Washington đang lôi kéo các đồng minh giảm nhập khẩu dầu Iran xuống bằng 0 và sẽ áp một đợt trừng phạt mới đối với hoạt động bán dầu Iran vào tháng 11.
Ông Trump đã kêu gọi OPEC bơm thêm dầu để hạ giá. Bộ trưởng năng lượng của Arab Saudi, một đồng minh của Mỹ, và Nga cho biết hồi tháng 5 rằng họ đã chuẩn bị nới lỏng việc giảm sản xuất để vỗ về lo ngại của khánh hàng về nguồn cung.
“Iran tin rằng OPEC nên ủng hộ mạnh mẽ những thành viên trong giai đoạn này và chấm dứt kế hoạch của những quốc gia cố gắng chính trị hóa tổ chức này”, ông Gharibabadi nói.
Arab Saudi và Iran đều liên quan tới những cuộc chiến ủy nhiệm, gồm Yemen và Syria.
Iran và các quốc gia tham gia thỏa thuận hạt nhân, gồm Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc đang tìm cách để cứu lấy thỏa thuận bất chấp những áp lực từ Mỹ.
Iran đã đưa ra hàng loạt yêu cầu đối với các quốc gia châu Âu nếu họ muốn Tehran duy trì thỏa thuận hạt nhân, gồm việc các ngân hàng châu Âu bảo vệ thương mại với Tehran và đảm bảo hoạt động bán dầu của Iran.
Ảnh: Reuters. |
Kế hoạch của liên minh châu Âu (EU)
Phó Tổng thống Iran hôm 19/8 cho biết, chinh phủ đang tìm cách bán dầu và chuyển doanh thu bất chấp lệnh trừng phạt mới của EU.
Trong tháng 8, Washington áp lệnh trừng phạt đối với hoạt động thu mua đồng USD của Iran, và các giao dịch thương mại bằng vàng và kim loại quý khác. Washington sẽ một lần nữa áp lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu dầu và lĩnh vực ngân hàng của Iran vào ngày 4/11.
“Chúng tôi hy vọng các quốc gia châu Âu có thể thực hiện cam kết của mình, nhưng dù nếu họ không thể, chúng tôi sẽ tìm kiếm giải pháp để bán dầu và chuyển doanh thu”, ông Eshaq Jahangiri phát biểu.
Tương tự, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Iran, ông Mohammad Javad Zarif đã ca ngợi các quốc gia châu Phi tham gia thỏa thuận hạt nhân vì những nỗ lực cứu vớt thỏa thuận, đặc biệt là chính sách nhằm làm giảm tác động của lệnh trừng phạt Mỹ đối với hoạt động kinh doanh của EU.
Tuy nhiên, ông Zarif cho biết những biện pháp này là chưa đủ.
"Cho đến thời điểm hiện tại, châu Âu đã cho thấy lập trường của mình, nhưng nếu họ thất bại trong việc triển khai kế hoạch hành động ... Chúng tôi tin châu Âu vẫn chưa sẵn sàng để trả cái giá này", ông Zarif nhận định.
Ông Zarif cũng đăng tải trên Twitter hôm 19/8 rằng sự thành lập của một tổ chức hành động Iran trong Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm phối hợp với chiến dịch gây áp lực của ông Trump chống lại Iran để lật đổ Nhà nước Hồi giáo, sẽ thất bại.