Nhập khẩu dầu của châu Á giảm vì tăng trưởng kinh tế chậm lại
Ấn Độ có thể 'phớt lờ' lời kêu gọi ngừng nhập khẩu dầu thô Iran của Mỹ | |
Trung Quốc sẽ giảm nhập khẩu dầu Mỹ sau tháng 9 vì tranh chấp thương mại |
Theo số liệu tính toán sơ bộ từ Thomson Reuters Eikon, dựa trên số lượng đơn đặt hàng trong tháng 7 từ các nhà các nhà cung cấp lớn, khối lượng nhập khẩu giảm mạnh so với tháng 6 trong tháng thông thường ghi nhận mức tăng nhỏ.
Cụ thể, đơn đặt hàng trong tháng 7 dự kiến giảm 11% so với tháng 6 xuống 16,7 triệu thùng/ngày, đưa mức trung bình trong 3 tháng từ tháng 5 – tháng 7 đạt 19,3 triệu thùng/ngày.
Mặc dù vẫn ở mức cao, con số này thấp hơn mức trung bình trong cùng kỳ năm ngoái, ghi nhận ở mức 20,2 triệu thùng/ngày và so với năm 2016.
Số liệu này được đưa ra sau khi báo cáo kinh tế cho thấy tăng trưởng sản xuất và số đơn hàng xuất khẩu tại trung tâm kinh tế chính của châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chậm lại vì căng thẳng chính trị với Mỹ ngày càng leo thang.
Ảnh: Reuters. |
Phí bảo hiểm đối với nhiên liệu đốt lò chạm đỉnh 3 năm tại châu Á
Nguồn cung dầu nhiên liệu sang châu Á duy trì ở mức thấp vì xuất khẩu từ các quốc gia như Iran và Venezuela giảm đã kéo phí bảo hiểm đối với nhiên liệu chính này lên đỉnh 3 năm.
Theo đó, phí bảo hiểm đối với dầu nhiên liệu 380 cst, thường được sử dụng cho tàu thuyền, đã lên tới 5,28 USD/tấn trong ngày 29/6, mức cao nhất kể từ giữa năm 2015.
Giới giao dịch cho biết phí bảo hiểm đối với dầu nhiên liệu 380 cst sẽ duy trì ở mức cao trong tháng tới.
“Khối lượng xuất khẩu giảm từ Venezuela và Iran đã khiến nguồn cung dầu thắt chặt”, ông Joe Willis, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại công ty tư vấn Wood Mackenzie, nhận định.
Ông Mackenzie cho biết, Venezuela đã dự kiến xuất khẩu 40.000 thùng dầu nhiên liệu/ngày trong năm nay, giảm 100.000 thùng/ngày so với năm 2017, vì quốc gia này đang rơi vào khủng hoảng kinh tế.
Trong khi đó, xuất khẩu dầu của Iran đang bị ảnh hưởng bởi việc Mỹ một lần nữa áp lệnh trừng phạt đối với quốc gia Trung Đông này vì chương trình hạt nhân gây tranh cãi.
Ông Alan Gelder, Phó Chủ tịch một nhà máy lọc dầu tại Wood Mackenzie, lưu ý rằng lệnh trừng phạt đối với Iran diễn ra khi thị trường dầu đang thắt chặt, không giống như lần cuối cùng được sử dụng.