Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 129/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực giai đoạn 2022 - 2027.
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 32/2022/TT-BCT sửa đổi Thông tư số 05/2022/TT-BCT ngày 18/2/2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP.
Sau khi hiệp định RCEP có hiệu lực, hàng thủy sản của Việt Nam có khả năng cạnh tranh tốt hơn nhờ lộ trình giảm thuế... Tuy nhiên, bài toán an toàn thực phẩm, thương hiệu, logisitics vẫn là rào cản của doanh nghiệp Việt.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết hàng thủy sản của Việt Nam có khả năng cạnh tranh tốt tại thị trường Australia nhờ lộ trình giảm thuế của hiệp định thương mại RCEP.
Chuyến tàu hàng hóa quốc tế đầu tiên từ Trung Quốc đến Việt Nam khởi hành vào sáng sớm ngày 1/1, sau khi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực.
Chính phủ Nhật Bản mới đây cho biết nền kinh tế nước này có thể tăng thêm khoảng 2,7% nhờ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – một thỏa thuận thương mại tự lớn nhất thế giới được ký kết bởi 15 quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm ngoái.
Thành công trong công tác chống đại dịch COVID-19 đã nâng tầm danh tiếng của Việt Nam trên trường quốc tế, không chỉ trên mặt trận kinh tế mà còn có cả chính trị, South China Morning Post (SCMP) nhận định.
Việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ mở ra cơ hội mới cho các sản phẩm từ các lĩnh vực nổi bật như viễn thông, công nghệ thông tin, dệt may, giày dép và nông nghiệp.
Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách Đa biên nhận định Hiệp định RCEP sẽ không tạo ra cam kết mở cửa thị trường cao hơn đối với Việt Nam hay áp lực cạnh tranh mới mà chủ yếu hướng đến tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đang hướng đến mục tiêu mở rộng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong bối cảnh Trung Quốc và Anh ngỏ ý muốn tham gia hiệp định.
Vụ Chính sách thương mại đa biên nhận định không thể nói Hiệp định RCEP là ASEAN phụ thuộc hơn vào bất cứ thị trường nào, có phụ thuộc ở đây thì là phụ thuộc vào các qui định mang tính đa phương, minh bạch và đã được quốc tế công nhận trong nhiều năm qua.
Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho rằng Hiệp định RCEP chắc chắn sẽ không làm trầm trọng nhập siêu, thậm chí là có khả năng cải thiện cho Việt Nam và các nước ASEAN, đặc biệt là trong dài hạn"
Ngày 15/11, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), hiệp định thương mại tự do có qui mô lớn nhất thế giới giữa ASEAN và 5 nước đối tác, gồm 20 chương nội dung chính thức được kí kết.
Đặc điểm các nền kinh tế trong khu vực RCEP cho thấy có nhiều đối tác có cơ cấu sản phẩm tương tự Việt Nam, có năng lực cạnh tranh mạnh hơn Việt Nam trong khi chất lượng và hàm lượng giá trị gia tăng của hầu hết sản phẩm của Việt Nam còn khiêm tốn.