|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Qualcomm, một 'nạn nhân' lớn của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

13:15 | 27/07/2018
Chia sẻ
Một thương vụ công nghệ trị giá 44 tỷ USD vừa đổ vỡ vì cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. Hãng sản xuất con chip Mỹ Qualcomm là bên mua trong thương vụ này, và đây không phải là lần đầu tiên Qualcomm "lĩnh đòn" vì mối quan hệ không êm thấm giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
qualcomm mot nan nhan lon cua cuoc chien thuong mai my trung
Một bảng mạch Qualcomm trưng bày tại một triển lãm - Ảnh: Bloomberg/SCMP.

Qualcomm ngày 26/7 xác nhận đã từ bỏ kế hoạch thâu tóm đối thủ Hà Lan NXP do không nhận được sự phê chuẩn của cơ quan chức năng Trung Quốc.

Hai công ty này đã mất gần 2 năm chờ đợi để vượt qua các rào cản pháp lý trên toàn cầu đối với thương vụ của họ. Kể từ khi công bố vào tháng 10/2016, vụ thâu tóm đã được phê chuẩn tại 8 khu vực và quốc gia, gồm Liên minh châu Âu (EU) và Hàn Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc không động tĩnh gì.

Hạn chót để Trung Quốc phê chuẩn thỏa thuận trên đã trôi qua vào ngày thứ Năm, và nhà chức trách Trung Quốc vẫn hoàn toàn im lặng.

Thiệt hại đối với Qualcomm trong thương vụ đổ vỡ này không hề nhỏ, bởi họ sẽ phải trả NXP khoản phí "chia tay" 2 tỷ USD cho "vụ hôn nhân" bất thành.

Đây là đòn mới nhất giáng vào Qualcomm, công ty với những thương vụ có sự ràng buộc lớn với cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung. Trên thực tế, lĩnh vực công nghệ đã trở thành một "chiến địa" trong cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia này.

Hồi tháng 3 năm nay, Tổng thống Donald Trump chặn thương vụ 117 tỷ USD trong đó Qualcomm dự định thâu tóm đối thủ Broadcom, công ty khi đó còn đóng trụ sở ở Singapore trước khi dời sang Mỹ. Lý do mà ông Trump đưa ra cho việc chặn thỏa thuận này là sự sáp nhập giữa Qualcomm-Broadcom có thể giúp Trung Quốc vượt qua Mỹ về công nghệ 5G.

Tiếp đó, trong tháng 4, chính quyền ông Trump áp lệnh trừng phạt lên công ty sản xuất thiết bị viễn thông lớn thứ nhì Trung Quốc ZTE, không cho phép các công ty Mỹ bán linh kiện cho ZTE.

Lệnh trừng phạt này không chỉ khiến ZTE khốn đốn mà Qualcomm cũng điêu đứng. Qualcomm là một nhà cung cấp thiết bị bán dẫn hàng đầu cho ZTE, nên lệnh cấm kéo dài 3 tháng đã khiến Qualcomm thiệt hại doanh thu trong từng đó thời gian.

Sau khi Chính phủ Mỹ dỡ trừng phạt ZTE, đã có những tia hy vọng lóe lên về việc Bắc Kinh sẽ phê chuẩn thỏa thuận Qualcomm-NXP. Nhưng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung lại có những bước leo thang cao hơn.

Tháng 6, Mỹ áp thuế lên 34 tỷ USD hàng Trung Quốc, và Trung Quốc đáp trả tương xứng. Tiếp đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa sẽ áp thuế lên 500 tỷ USD hàng Trung Quốc. Và thương vụ Qualcomm-NXP đã không nhận được "cái gần đầu" của Trung Quốc.

Ngoài lý do xung đột thương mại, giới phân tích cho rằng lý do để Bắc Kinh không phê chuẩn thỏa thuận trên còn nằm ở chiến lược của Trung Quốc nhằm phát triển ngành sản xuất con chip có khả năng cạnh tranh tốt hơn và giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp chip nước ngoài.

Nếu Qualcomm và NXP "về chung một nhà", Mỹ sẽ mở rộng ảnh hưởng trong ngành bán dẫn toàn cầu, và "đặt ra những ảnh hưởng bất lợi đối với nhiều ngành công nghiệp ở Trung Quốc - theo nhà phân tích JH Lin thuộc công ty nghiên cứu Trend Force.

Ngoài ra, theo ông Lin, thâu tóm được NXP sẽ giúp Qualcomm củng cố sức mạnh công nghệ, "đặt ra thách thức lớn, thậm chí là rủi ro đối với các nhà sản xuất chip và ngành bán dẫn Trung Quốc".

Xem thêm

An Huy

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.