|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 16/5: Lực cầu ngoại suy yếu, nhóm chứng khoán bị chốt lời trong phiên tăng điểm

17:26 | 16/05/2022
Chia sẻ
Bất chấp diễn biến kém tích cực của chỉ số trong phiên đầu tuần, nhà đầu tư ngoại vẫn duy trì rót ròng 258 tỷ đồng vào thị trường cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Tuy vậy, lực cầu đã suy yếu hơn 50% so với cuối tuần trước đó.

Thị trường kết phiên tiếp tục đà giảm điểm của các chỉ số chính, VN-Index thủng ngưỡng hỗ trợ 1.200. Sự xuất hiện lực bán khá lớn khi nhà đầu tư không còn quá nhiều kỳ vọng vào thị trường tạo thành một phiên nỗ lực “cắt lỗ”.

Đóng cửa, VN-Index giảm 10,82 điểm (0,91%) còn 1.171,95 điểm, HNX-Index tăng 4,66 điểm (1,54%) lên 307,05 điểm, UPCoM-Index giảm 0,41 điểm (0,44%) xuống 93,20 điểm.

 Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Tại sàn HOSE, bất chấp diễn biến kém tích cực của chỉ số trong phiên đầu tuần, nhà đầu tư ngoại vẫn có động thái rót ròng 258 tỷ đồng vào thị trường cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Tuy vậy, lực cầu đã suy yếu hơn 50% so với cuối tuần trước đó.

 Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Mặc dù duy trì xu hướng tích cực, có thể thấy quy mô dòng tiền có phần thu hẹp khi không có cổ phiếu nào được mua gom trên 46 tỷ đồng.

Dẫn đầu tại chiều mua, CTG và HPG là hai cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất với giá trị đồng loạt đạt hơn 45 tỷ đồng. Lực cầu chiếm ưu thế giúp hai mã này cũng góp mặc trong danh mục có tác động tich cực kéo chỉ số khỏi đà giảm sâu trong phiên đầu tuần.

Theo sau, sắc xanh trong danh mục mua ròng của khối ngoại còn được ghi nhận tại VCI (25,1 tỷ đồng), NLG (24,9 tỷ đồng), VRE (17,5 tỷ đồng), PVT (17,2 tỷ đồng). Đến với nhóm chứng chỉ quỹ, khối này rót ròng lần lượt vào FUEVFVND (18,4 tỷ đồng) và E1VFVN30 (17,8 tỷ đồng).

 Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Trở lại chiều bán, mặc dù mua gom VCI, nhà đầu tư ngoại lại bán ròng mạnh nhất ở cổ phiếu của Chứng khoán SSI với quy mô 65,1 tỷ đồng. Mặc dù có lúc tăng kịch biên độ, SSI đã hạ nhiệt về cuối phiên và tạm đóng cửa ở 27.300 đồng/cp, tăng 5,81%.

Bên cạnh đó, danh mục bán ròng được nối dài bởi STB (33,6 tỷ đồng), VHM (25,7 tỷ đồng), GAS (20,7 tỷ đồng) và VCB (19,9 tỷ đồng). Đáng chú ý, VHM và GAS đồng thời là hai tác nhân chính kéo tụt chỉ số về cuối phiên, khi lấy đi tổng cộng 4,8 điểm của VN-Index.

Theo sau, lực xả dưới 10 tỷ đồng còn được ghi nhận tại VGC, PC1, CRE, DXG…

Trên sàn HNX, khối ngoại đẩy mạnh áp lực bán ròng lên 32,6 tỷ đồng, hay 2,4 triệu đơn vị, tăng mạnh so với phiên liền trước.

Tiếp nối xu hướng trước đó, cổ phiếu SHS của Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội vẫn dẫn dầu chiều bán ròng. Mã này bị xả ròng với quy mô 38,7 tỷ đồng, tăng gấp gần 3 lần bất chấp cổ phiếu vẫn tăng hơn 8% trong phiên. 

Kế đó, khối này cũng bán ròng tại PVS (4,3 tỷ đồng) và THD (1,2 tỷ đồng), trước khi rút vốn nhẹ hơn khỏi TV4, CLH…

Ở chiều mua vào, PVI tiếp tục thu hút phần lớn dòng tiền khi được mua gom 5,6 tỷ đồng. Nhóm này theo sau gom ròng lần lượt CEO (2,3 tỷ đồng), BVS (1,8 tỷ đồng), PLC (499 triệu đồng)…

Giao dịch tại sàn UPCoM cũng chuyển màu kém tích cực khi khối ngoại bán ròng 6,44 tỷ đồng, tương đương rút ròng khỏi 3.795 cổ phiếu.

Theo đó, áp lực bán ở mã VEA tăng mạnh khiến cổ phiếu này vươn lên dẫn đầu chiều bán ròng với 7,1 tỷ đồng. Lực xả hơn 1 tỷ đồng cũng được ghi nhận tại GHC (1,9 tỷ đồng), NTC (1,7 tỷ đồng), ACV (1,1 tỷ đồng)…

Trở lại chiều mua, QNS tiếp tục đóng vai trò thu hút dòng tiền, tuy vậy quy mô mua gom thu hẹp chỉ còn 2,7 tỷ đồng. Bên cạnh đó, giao dịch tương tự chỉ xuất hiện lần lượt tại QTP (890 triệu đồng), BVB (657 triệu đồng), SID (623 triệu đồng)…

Thảo Bùi

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.