Thị trường chứng khoán Mỹ hôm nay - chứng khoán quốc tế mới nhất 2021
Thị trường chứng khoán Mỹ (TTCK) bao gồm các sàn giao dịch (SGD) lớn là Nasdaq, BATS, Chicago (CBOE) và New York (NYSE) ngoài ra còn nhiều sàn nhỏ hơn hoạt động trên cả nước. Tổ chức quản lí thị trường chính là Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý giao dịch trên toàn thế giới trong đó có cả Việt Nam năm 2020
Bản tin chứng khoán Mỹ hôm nay: Chỉ số Vn-index, Giao dịch khối ngoại, Chứng quyền
Các chỉ số chính, được theo dõi sát sao nhất là Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, Nasdaq Composite và S&P 500.
Dow Jones có tên đầy đủ là Dow Jones Industrial Average (DJIA) Chỉ số này gồm 30 cổ phiếu của các công ty lớn, uy tín, lâu đời (bluechip) trên toàn nước Mỹ như ngân hàng JP Morgan Chase, hãng dược phẩm Pfizer, công ty đồ uống Coca Cola, hãng sản xuất tàu bay Boeing, …
Chỉ số DJIA được tạo ra bởi Charles Dow, chủ tờ báo The Wall Street Journal, vào thế kỷ 19. DJIA là chỉ số lâu đời thứ hai tại Mỹ, chỉ sau Chỉ số Trung bình Vận tải Dow Jones (DJTA), cũng do Dow tạo ra.
Chỉ số Nasdaq Composite được tạo ra vào năm 1971 với giá trị ban đầu là 100. Chỉ số này gồm hầu hết các cổ phiếu trên sàn Nasdaq, tổng số hơn 2.500.
Nasdaq Composite được tính theo trọng số là vốn hóa của mỗi cổ phiếu. Nhóm cổ phiếu công nghệ có vốn hóa và trọng số lớn nhất (gần 50%) trong chỉ số. Đứng thứ hai là nhóm cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng với trọng số khoảng 18%.
Một chỉ số khác có tên tương tự là Nasdaq 100, gồm 100 cổ phiếu phi tài chính lớn nhất nước Mỹ. Nhóm cổ phiếu công nghiệp cũng chiếm tỉ trọng rất lớn trong Nasdaq 100.
Chỉ số S&P 500 (viết đầy đủ trong tiếng Anh là Standard & Poor's 500 Stock Index) là một chỉ số dựa trên cổ phiếu phổ thông của 500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ.
Tỉ lệ và loại cổ phiếu sử dụng để tính toán chỉ số S&P 500 được quyết định bởi hãng S&P Dow Jones Indices. Điều này khiến chỉ số S&P 500 khác với các chỉ số khác của USA so với Dow Jones hay Nasdaq Composite.
Chỉ số S&P 500 là một trong những chỉ số khách quan và được quan tâm nhất, rất nhiều nhà đầu tư coi đây là thước đo tốt nhất của TTCK cũng như là một chỉ số chủ đạo của nền kinh tế. Ngoài ra, còn giao dịch cả các chứng chỉ quỹ ETF, trái phiếu doanh nghiệp và các công cụ phái sinh dựa vào cổ phiếu, hàng hóa, tiền tệ và trái phiếu.
Các cổ phiếu hoạt động mạnh nhất của chứng khoán Mỹ
Tên | Lần cuối | Trước đó | Cao | Thấp | % T.đổi |
Microsoft | 146.57 | 135.42 | 147.50 | 135.00 | 80.81M |
Apple | 252.86 | 242.21 | 257.61 | 238.40 | 80.71M |
Boeing | 124.14 | 129.61 | 134.96 | 101.25 | 54.26M |
Intel | 50.08 | 44.61 | 51.63 | 45.20 | 52.05M |
Pfizer | 32.16 | 30.18 | 32.65 | 30.59 | 51.31M |
Chỉ số chứng khoán Mỹ
Tên | Lần cuối | Adv. | Dec. |
Dow 30 | 21,237.38 | 27 | 3 |
S&P 500 | 2,529.17 | 395 | 102 |
Nasdaq 100 | 7,473.95 | 92 | 11 |
Nasdaq | 7,334.78 | 1802 | 785 |
NYSE Composite | 10,063.36 | 1260 | 597 |
Ảnh hưởng TTCK thế giới đối với công ty, doanh nghiệp Việt Nam Vn-index
Thống kê giao dịch khối ngoại trong thời gian gần đây cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1.861 tỉ đồng trên toàn thị trường. Động thái bán ròng mạnh của khối ngoại diễn ra trong bối cảnh TTCK toàn cầu có nhiều biến động sau động thái Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ.
Bản tin chứng khoán doanh nghiệp: Chuyển động dòng tiền thông minh, khối tự doanh ghi nhận phiên bán ròng thứ ba liên tục, chủ yếu 'gom' CCQ E1VFVN30 và MBB. Trong một diễn biến khác, lãnh đạo CII muốn mua 5 triệu cổ phần nhằm tăng tỉ lệ nắm giữ công ty.
Đầu phiên 19/3, có lúc Dow Jones sụt 721 điểm, tức hơn 3%. S&P 500 cũng có lúc giảm hơn 3%.
Các cổ phiếu năng lượng diễn biến tích cực trong phiên với nhóm năng lượng của chỉ số S&P 500 tăng hơn 6%. Cổ phiếu các hãng sản xuất dầu lớn như Diamondback Energy và Apache tăng 11% khi giá hợp đồng tương lai dầu thô WTI tăng 23% - mức tăng một ngày lớn nhất trong lịch sử.
Dự báo chứng khoán Mỹ trong thời gian tới
Thị trường chứng khoán Mỹ gần đây biến động mạnh thất thường. Phiên 18/3, chỉ số Dow Jones sụt 1.338 điểm, tương đương 6,3% và lần đầu tiên đóng cửa dưới 20.000 điểm kể từ tháng 2/2017 trở lại đây.
Chỉ số dollar index, theo dõi sức mạnh của đồng USD với một rổ các loại tiền tệ khác, tăng lên 102,67 điểm - mức cao nhất kể từ tháng 1/2017.
Tối hôm 18/3, Ngân hàng Trung ương châu Âu thông báo một gói bơm tiền khẩn cấp để ứng phó với đại dịch COVID-19. Theo thông báo, từ nay cho đến hết năm 2020 ECB sẽ chi khoảng 750 tỉ USD (821 tỉ USD) để mua lại nhiều loại chứng khoán (bao gồm trái phiếu chính phủ), cung cấp thanh khoản cho nền kinh tế châu Âu.
"ECB sẽ đảm bảo rằng tất cả khu vực kinh tế sẽ được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ tài chính này, giúp các lĩnh vực đều có thể chống chịu cú sốc. Gói hỗ trợ này sẽ được áp dụng đồng đều cho các gia đình, doanh nghiệp, ngân hàng và các chính phủ", thông cáo của ECB cho biết.
Trước ECB, các ngân hàng trung ương của Nhật Bản và Mỹ cũng đã áp dụng những biện pháp mạnh tay để chống lại thiệt hại kinh tế từ đại dịch COVID-19.
Cụ thể, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bất ngờ hạ lãi suất quĩ liên bang về 0%, lãi suất cửa sổ chiết khấu về 0,25% và bắt đầu thực hiện gói nới lỏng định lượng (QE) để bơm 750 tỉ USD vào nền kinh tế.