|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 16/5: Cầu yếu, cung thường trực canh bán, VN-Index giảm gần 11 điểm dù tăng hơn 30 điểm đầu phiên

15:00 | 16/05/2022
Chia sẻ
Sau tuần hoảng loạn và bán tháo, VN-Index diễn biến tích cực ngay đầu tuần và lấy lại mốc 1.200 điểm trong phiên sáng. Tuy nhiên, áp lực bán tại các cổ phiếu trụ khiến chỉ số quay đầu giảm trong phiên chiều. Đi ngược xu hướng, nhóm dầu khí, chứng khoán, ngân hàng diễn biến tích cực.

Đóng cửa, VN-Index giảm 10,82 điểm (0,91%) còn 1.171,95 điểm, HNX-Index tăng 4,66 điểm (1,54%) lên 307,05 điểm, UPCoM-Index giảm 0,41 điểm (0,44%) xuống 93,20 điểm.

Thị trường kết phiên tiếp tục đà giảm điểm của các chỉ số chính, VN-Index thủng ngưỡng hỗ trợ 1.200. Sự xuất hiện lực bán khá lớn khi nhà đầu tư không còn quá nhiều kỳ vọng vào thị trường tạo thành một phiên nỗ lực “cắt lỗ”.

Tuy nhiên, lực cung mạnh cũng đi kèm với lực cầu đối ứng, dẫn đến cổ phiếu không giảm quá sâu so với các phiên trước. Nổi bật hôm nay với nhóm chứng khoán với hàng loạt mã tăng trần hoặc gần tăng trần như HCM, TVS, SSI. Trụ đỡ thị trường đến từ nhóm trụ, VCB đóng góp hơn 1,4 điểm, cùng với CTG, GVR, VRE chính là những cổ phiếu có tác động tốt.

Ngược lại một số mã lớn của bất động sản như VHM, VIC, DXG lại gây áp lực lên chỉ số. Đóng cửa phiên giao dịch, cổ phiếu DXG giảm sàn với khối lượng dư bán hơn 3,1 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu nhóm dầu khí cũng nổi bật khi ghi nhận nhiều mã tăng gần hết biên độ. Họ nhà “P” gồm PVS, PVT, PVB khi có thêm từ 5 đến 9%. Đồng thuận với diễn biến tăng của giá dầu thế giới khi xuất hiện thông tin Trung Quốc sẽ sắp nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19 tại Thượng Hải.

Tính đến 13h40, VN-Index tăng 3,1 điểm (0,26%) lên 1.185,87 điểm, VN30-Index tăng 8,63 điểm (0,71%) đạt 1.232,39 điểm.

Áp lực gia tăng trong phiên chiều khiến thị trường quay đầu về quay ngưỡng tham chiếu. VN-Index có thời điểm mất mốc 1.180 điểm và hồi trở lại. Không riêng chỉ số sàn HOSE, UPCoM-Index cũng đánh mất sắc xanh ngay trong phiên.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 15,86 điểm (1,34%) lên 1.198,63 điểm, HNX-Index tăng 8,02 điểm (2,65%) lên 310,41 điểm, UPCoM-Index tăng 0,61 điểm (0,65%) chạm 94,22 điểm.
Thị trường vận động khá tích cực khi các chỉ số chính vẫn cho sắc xanh. VN-Index giữ ổn định quanh mốc 1.195 - 1.200 điểm, hiện đang được nhà đầu tư kỳ vọng vào một vùng nền cân bằng. So với đầu phiên sáng, đà tăng của thị trường thu hẹp. Song số mã tăng giá vẫn áp đảo, sàn HOSE có 313 tăng trong khi có 126 mã giảm và 45 mã đứng giá tham chiếu.

Theo quan sát, thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức trung bình, giá trị giao dịch trên HOSE phiên sáng nay đạt hơn 7.692 tỷ đồng. Tính chung toàn thị trường đạt hơn 9.000 tỷ đồng, tương đương hơn 386 triệu đơn vị cổ phiếu được mua bán.

Sắc xanh phủ sóng ở khắp các nhóm ngành. Trong đó, nhóm ngân hàng khởi sắc sau liên tiếp phiên giảm mạnh. Đi kèm đó, chứng khoán và dầu khí tích cực khi một số mã xuất hiện tăng trần như PVS (9,96%), PVT (6,65%), SSI (6,78%), HCM (6,82%),...

Ở chiều ngược lại, sự điều chỉnh đến từ nhóm bất động sản, khi có DXG chạm sàn (6,89%), VHM giảm nhẹ hơn 2%. Rổ VN30 kết phiên sáng, số mã tăng chiếm ưu thế với 24 mã xanh. Trong đó, GVR tăng kịch trần, theo sau là HPG, VCB, BID, CTG thuộc Top5 dẫn dắt đà tăng của chỉ số. 

Tính đến 10h30, VN-Index tăng 23,39 điểm (1,98%) lên 1.206,16 điểm, VN30-Index tăng 26,73 điểm (2,18%) đạt 1.250,49 điểm.

Đến giữa phiên sáng, thanh khoản vẫn tiếp tục ảm đạm, cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước nhịp hồi của thị trường. Tổng giao dịch chỉ đạt hơn 290 triệu đơn vị với hơn 6.600 tỷ đồng, xu hướng chủ đạo vẫn là đi ngang với thanh khoản thấp. 

Tính đến 9h30, VN-Index tăng 31,2 điểm (2,64%) lên 1.213,97 điểm, HNX-Index tăng 9,76 điểm (3,23%) lên 312,15 điểm, UPCoM-Index tăng 1,46 điểm (1,56%) lên 95,08 điểm.

Sau một tuần giao dịch đầy biến động và liên tục giảm điểm. Thị trường đang tiệm cận mốc hỗ trợ khá mạnh 1.180 - 1.200 điểm, tuy nhiên, lực bán gia tăng tại phiên thứ Sáu tuần trước phản ánh rõ sự tiêu cực dưới áp lực cắt lỗ của các nhà đầu tư.

Đầu phiên sáng nay, sắc xanh bao phủ khắp các chỉ số chính với độ rộng đến từ hầu hết các nhóm ngành. Nhóm vốn hóa lớn có dấu hiệu hồi phục nhẹ, nhiều bluechips quay lại dẫn dắt chỉ số đầu phiên như VCB, GVR, HPG, BID, GAS. Ngược lại, lực cản đến từ VHM, SAB, VIC, VHC.

Cùng đà hồi phục của thị trường, cổ phiếu chứng cũng tăng mạnh với nhiều mã tăng trần như SSI, VND, VCI, HCM, CTS, VIX. 

Tại thời điểm 9h18, VN-Index tăng 28,52 điểm (2,41%) lên 1.211,29 điểm.

 Thị trường khởi sắc đầu phiên, nhóm dầu khí đồng loạt tăng trần. Nguồn: VND.

Sắc xanh bao phủ nhóm VN30 với 23 mã tăng giá trong khi chỉ có 4 mã giảm giá và 3 mã đứng giá tham chiếu. Giao dịch tích cực của nhóm này đóng vai trò dẫn dắt chỉ số.

Cổ phiếu nhóm dầu khí cũng giao dịch tích cực với nhiều mã tăng kịch trần ngay từ những phút giao dịch đầu phiên như PVD, VPS, PLX, PVC. Các mã khác trong sắc xanh như  PVO, PVB, BSR, OIL và GAS.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tuyết Nhi

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.