[Phần 2] Chiến tranh thương mại toàn cầu liệu có xảy ra?
[Phần 1] Chiến tranh thương mại toàn cầu liệu có xảy ra? |
Trò chơi chiến tranh
Tất cả những điều này tệ như thế nào? Ông Douglas Irwin, chuyên gia về thương mại tại Đại học Dartmouth, nói rằng đôi khi người ta nhìn lịch sử của hệ thống thương mại hậu chiến tranh với lăng kính màu hồng. Khi Nguyên Tổng thống Mỹ Ronald Reagan sử dụng sức mạnh của Mỹ để chèn ép các đối tác thương mại của mình thành những quốc gia tự nguyện hạn chế xuất khẩu, khai thác những lỗ hổng trong các quy định của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), nhiều quốc gia đã lo ngại thế giới chuyển sang một hệ thống thương mại gắn liền với quyền lực tàn bạo, chứ không phải các quy tắc đa phương.
Đây là lý do tại sao, vào những năm 90, các quốc gia đã ký kết những quy tắc mạnh mẽ hơn trong khuôn khổ WTO. Tuy nhiên, ông Trump không phải là không tin vào những quy tắc này.
Để có một sự so sánh toàn diện hơn, hãy quay lại những năm 1920 và 1930, hời điểm Hạ viện thông qua bộ luật đầu tiên được biết đến là Đạo luật thuế quan Smoot - Hawley vào năm 1929, khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp thấp. Vào thời điểm Tổng thống Herbert Hoover thông qua Đạo luật này vào năm 1930, thế giới đã rơi vào một cuộc suy thoái. Cuộc chiến tranh thương mại tiếp theo khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, sự so sánh toàn diện cũng chưa chắc đã hoàn hảo. Thế giới không quay trở lại những năm 1930, nhưng vẫn còn rất nhiều chỗ trống cho rủi ro trong ngành công nghiệp thép và hơn thế nữa.
Nhập khẩu thép của Mỹ chiếm khoảng 1/3 lượng thép sử dụng của quốc gia này, và khoảng 7% tổng kim ngạch thương mại kim loại của thế giới. Theo Bộ Thương mại Mỹ, suất thuế 24%, mức thuế mà bộ đề xuất, đã đủ để giảm 1/3 hàng nhập khẩu vào năm 2017, tương đương khoảng 10% nhu cầu.
Vậy điều đó có ý nghĩa gì đối với việc làm? Theo phân tích của công ty tư vấn Trade Partnership, dự đoán giá thép và nhôm tăng theo quy định thuế này sẽ tạo ra 33.000 việc làm về kim loại và hủy khoảng 179.000 công việc phụ thuộc trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn bộ nền kinh tế, con số đó không phải là quá lớn. Mỹ đã thêm hơn 2 triệu việc làm trong năm qua.
Trong quy mô của nền kinh tế quốc dân, các chi phí trực tiếp của thuế quan được cho là khá nhỏ; chúng không có tác động lớn đến sự tăng trưởng, vì chúng sẽ ảnh hưởng tới người tiêu dùng cá nhân. Một nghiên cứu chính thức về các biện pháp bảo vệ nhỏ hơn của Tổng thống Bush ước tính tác động tiêu cực của chúng đối với GDP chỉ là 30 triệu USD (tương đương 0,0003%).
Nguy cơ thực sự đối với nước Mỹ đi kèm với hiệu ứng thứ hai và thậm chí là thứ ba. Ông Peter Navarro, cố vấn thương mại của ông Trump cho biết hôm 2/3 rằng các nước xuất khẩu sẽ không làm gì để đe dọa đến Mỹ, vì lo ngại sẽ mất quyền tiếp cận với các thị trường khác của Mỹ. Điều đó có thể đúng với một số quốc gia, thậm chí có cả Trung Quốc. Nhưng trong những trường hợp khác, ông Navarro có vẻ đã quá ngây thơ.
Câu hỏi lớn nhất nằm ở Canada và Mexico, hai thành viên khác của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Năm 2016 Canada xuất khẩu 88% lượng thép sang Mỹ, và Mexico là 73%; một chuỗi cung cấp toàn cầu liên kết cả ba nền kinh tế. Với những biện pháp bảo vệ ngành thép của ông Bush, cả hai nước láng giềng đều được miễn chịu thuế. Vì vậy, lần này một số công ty thép và nhôm cũng chiến đấu để Canada không phải chịu thuế. Nhà Trắng có vẻ hứa hẹn sẽ miễn cho Canada và Mexico, và các đồng minh khác. Tuy nhiên, ông Trump đã đăng tải trên Twitter rằng sự miễn trừ này sẽ phụ thuộc, có lẽ về lâu dài, vào những nhượng bộ mà ông có thể đạt được trong các cuộc đàm phán lại hiệp định NAFTA. Cả hai chính phủ Canada và Mexico đều cho biết, nếu họ bị ảnh hưởng bởi quy định thuế quan, họ sẽ đáp trả nhanh chóng và quyết liệt.
Liên minh châu Âu (EU), bán thép cho Mỹ nhiều hơn theo giá trị, chứ không theo khối lượng, cũng đã nói rằng họ sẽ tiến hành trả đũa nếu bị ảnh hưởng bới thuế quan, và đã chi tiết về những việc họ sẽ làm. EU hứa sẽ tiến hành một vụ tranh chấp chính thức theo quy tắc của WTO và sẵn sàng áp dụng các biện pháp tự vệ đối với ngành thép của mình, nếu phải đối mặt với sự gia tăng từ hàng nhập khẩu quay lưng lại với Mỹ.
"Nếu EU không hành động, ngành công nghiệp thép của chúng ta sẽ phải trả giá vì sự bảo hộ tại Mỹ", người đứng đầu nhóm thương mại thép của Đức cho biết.
EU cũng đã đưa ra một danh mục các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ có thể phải chịu mức thuế 25% với tổng trị giá 2,8 tỷ euro (tương đương 3,5 tỷ USD) bao gồm quả việt quất, 400 triệu euro rượu bourbon và xe máy Harley-Davidson. Rượu bourbon được sản xuất ở Kentucky, quê nhà của ông Mitch McConnell, lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện. Trong khi, xe Harley được sản xuất tại Wisconsin, quê hương của ông Paul Ryan, Chủ tịch Hạ viện Mỹ. Wisconsin cũng như là bang sản xuất việt quất hàng đầu của Mỹ. Theo như ông Jean-Claude Juncker, chủ tịch Ủy ban Châu Âu, nhận định thì: "Chúng ta cũng có thể làm điều ngốc nghếch".
Tuy nhiên, trên thực tế, chiến lược của EU thông minh hơn những gì ông Juncker nói. Các quan chức của họ đã tính toán rằng, nếu Mỹ gọi thuế thép là một biện pháp bảo hộ, theo các quy tắc của WTO, EU có thể trả đũa trong vòng 90 ngày với mức 2,8 tỷ euro, vì lượng thép xuất khẩu của họ sang Mỹ vẫn không tăng lên. Nếu tòa án của WTO bỏ qua lý do an ninh quốc gia của Mỹ, và có thể vẫn chưa có tiền lệ pháp lý nào khi tổ chức bất đồng với quy định thuế mới của một quốc gia thành viên, họ có thể sử dụng đề xuất trả đũa của EU một cách tương ứng và hợp pháp.
Mức thuế trung bình đối với hàng hóa nhập khẩu, %. |
Bà Jennifer Hillman của Đại học Georgetown cho rằng cách tiếp cận này rất thông minh, vì thuế quan của ông Trump sẽ hoạt động giống như một biện pháp tự vệ hơn bất cứ điều gì khác. Bằng cách tuân thủ tinh thần của luật pháp, EU có thể khẳng định mình là người bảo vệ hệ thống, trong khi tấn công một trong hai điểm yếu của ông Trump, gồm sự lãnh đạo của đảng Cộng hòa, vốn quan tâm nhiều hơn đến thương mại tự do hơn. Điểm yếu thứ hai là thị trường chứng khoán, đã biến động mạnh và có thể tệ hơn nếu các dấu hiệu về một cuộc chiến thương mại trở nên mạnh mẽ hơn.
Không có sự bảo vệ
Lý tưởng nhất là kế hoạch thông minh của EU sẽ cứu được rủi ro chiến tranh bùng nổ trước khi tòa án ở Geneva phải đưa ra bất kỳ quyết định nào về Điều XXI. Tuy nhiên, chiến lược này chưa được kiểm chứng. Và dường như ông Trump còn có ý định trả đũa tương tự khi nói rằng sẽ áp thuế quan đối với ô tô. Với việc Mỹ nhập khẩu 38 tỷ euro giá trị ô tô từ EU trong năm 2016, đây có thể là một sự leo thang lớn.
Ông có quyền kiểm soát khá tự do trong những vấn đề như thế này. Hiến pháp trao các quyền hạn về thương mại cho Quốc hội. Tuy nhiên một số đã được thay đổi, một phần vì không ai nghĩ rằng tổng thống sẽ ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ nhiều hơn Quốc hội. Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974 cho phép quốc hội trả đũa nếu một đối tác thương mại phân biệt đối xử với Mỹ. Ông Trump có thể sử dụng nó để chống lại ô tô nhập khẩu từ châu Âu.
Nếu điều tồi tệ nhất đã xảy ra và Mỹ rút lui khỏi WTO, thì 163 thành viên khác sẽ không muốn theo đuổi hệ thống quy tắc này, ngay cả khi bị khiêu khích. Sự thất vọng với các quy tắc của tổ chức có thể thấy rõ trong việc phổ biến những hiệp định thương mại riêng biệt và khi áp lực ngày càng tăng đối vai trò tư pháp của WTO khi đàm phán bị phá vỡ.
Tuy nhiên, sự tiếp cận thị trường an toàn, tự do khỏi sự phân biệt đối xử về thương mại, và các giới hạn về sự leo thang mà WTO mang lại cho các thành viên phần lớn đã được nhận ra, khi sự củng cố trong thương mại toàn cầu trong nửa thế kỷ vừa qua đã nói lên tất cả. Tất cả các thành viên, gồm cả Ấn Độ, Nam Phi và Trung Quốc đều bị cuốn vào những quy tắc này, nhưng hiện chỉ một người duy nhất muốn thoát ra.