PGS. Trần Đình Thiên: ‘Đến 90% đặc khu trên thế giới thất bại, Việt Nam đi sau cần rút ra bài học’
‘Cuối năm nhiều khả năng Phú Quốc sẽ sốt đất dù Luật Đặc khu có thông qua hay không’ | |
Luật Đặc khu tiếp tục được lùi thời gian trình Quốc hội xem xét |
Tại Hội thảo Xu hướng và cơ hội đầu tư bất động sản 2019 do CafeLand tổ chức mới đây, PGS.TS. Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, thành viên của tổ tư vấn kinh tế cho Thủ tướng, thông tin, sau khi Dự Luật đặc khu được hoàn việc xem xét thông qua, đã có nhiều hội thảo của các nhà chuyên môn, của cơ quan chức năng diễn ra bàn về việc điều chỉnh các nội dung của dự luật này.
PGS. Thiên cho biết, hiện Dự Luật đặc khu đang được sửa theo hướng rất tích cực, tập trung vào việc xây dựng một thể chế tốt hơn là việc đưa ra nhiều ưu đãi. (Ảnh: Hiếu Quân) |
Theo PGS. Trần Đình Thiên, gần đây Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã sửa rất nhiều nội dung của dự luật này và đã trình Chính phủ. Tinh thần sẽ là không phải làm các bộ luật riêng cho từng đặc khu ở từng tỉnh, mà xây dựng một luật khung, trên cơ sở đó khi có đặc khu được thông qua thì áp dụng thêm một số quy định khác cho từng đặc khu.
Ông nói: “Hiện Dự Luật đặc khu đang được sửa theo hướng rất tích cực, tập trung vào việc xây dựng một thể chế tốt hơn là việc đưa ra nhiều ưu đãi. Tôi cho rằng như vậy là hợp lý. Trước đó chỉ vì một nội dung ưu đãi ‘cho thuê đất 99 năm’ mà trở thành câu chuyện rất lớn về chủ quyền quốc gia”.
Đặc biệt, chuyên gia này cho rằng, phải có sự phân biệt và giải thích lại về hai khái niệm “luật đặc khu” và “đặc khu”. Theo ông, đặc khu dùng để chỉ đất đai, liên quan đến vấn đề lãnh thổ; còn luật đặc khu là cách vận hành trên khu vực đất ấy và không thể đồng nhất “luật” với “chủ quyền”. Vì vậy, có thể có Luật Đặc khu mà chưa có đặc khu, dù muốn có đặc khu để áp dụng luật đặc khu nhưng phải căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định.
“Cách tiếp cận luật khung là tích cực và phải làm rõ. Thực tế, trên thế giới có 60 - 70%, thậm chí đến 90% đặc khu thất bại, chứ không phải đặc khu nào cũng thành công. Việt Nam đi sau, không thể chỉ chăm chăm nhìn vào các trường hợp thành công mà không chú ý đến những bài học thất bại”, Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam nhấn mạnh.
Trước đó không lâu, tại lễ ra mắt Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam ở TP HCM, ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký của Hội đã nhận định về tình hình thị trường bất động sản tại các khu vực dự kiến lên đặc khu. Cụ thể, tại Vân Đồn (Quảng Ninh), thị trường địa ốc đã chững lại và kéo dài từ khi chính quyền địa phương ra lệnh tạm ngưng chuyển mục đích sử dụng đất, tạm ngưng chuyển nhượng đất đai (từ tháng 5).
Trả lời PV, ông Đính nhận định: “Nếu gỡ bỏ lệnh cấm giao dịch, cùng với các động lực đến từ cơ sở hạ tầng (vận hành sân bay Vân Đồn và nhiều tuyến cao tốc liên tỉnh), thị trường Vân Đồn nói riêng và Quảng Ninh nói chung chắc chắn sẽ khởi sắc. Tuy nhiên, khi đó sẽ không còn tình trạng giá đất dựng đứng, sốt theo từng ngày, mà thị trường sẽ phát triển ổn định, bền vững hơn trong thời gian tới”.
Tổng thư ký của Hội Môi giới cho biết, thị trường Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) cũng trầm lắng tương tự. Dù chính quyền địa phương chỉ cấm các giao dịch không đúng quy định, còn giao dịch hợp pháp vẫn được thực hiện, nhưng do hầu hết các giao dịch tại Bắc Vân Phong trước đó đều sai quy định nên sau lệnh cấm, thị trường hầu như không còn hoạt động mua bán, chuyển nhượng đất.
Còn tại Phú Quốc (Kiên Giang), các giao dịch ở khu dân cư cũ trước đó hầu như tê liệt, chỉ còn các dự án bất động sản của các doanh nghiệp được UBND huyện Phú Quốc hoặc tỉnh Kiên Giang phê duyệt là còn hoạt động, phát triển. Hầu hết các khu vực trước đây sốt nóng đất (đất rừng, đất vườn, đất đồi) nay gần như không còn giao dịch nữa.
Trao đổi với PV, ông Đặng Đức Giới, Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản đặc khu, thông tin, hiện nguồn cung đất Phú Quốc đang “bội thực”, trong khi nhu cầu thực quá ít.
“Trước khi có lệnh cấm, từ mặt tiền đường lớn trở vào, miếng đất chỉ 1.000 – 2.000 m2 người ta cũng phân lô, tập trung ở hai xã Cửa Dương và Dương Tơ. Bây giờ phân lô xong để trống, không xây dựng, hoặc xây 1 – 2 căn nhà trong cả một khu đất rộng lớn. Đi đâu cũng dễ bắt gặp cảnh trống vắng ấy, nó phản ánh nhu cầu thực của thị trường”, ông Giới phản ánh.
Vị doanh nhân đang kinh doanh tại đảo ngọc dự đoán, hiện người dân Phú Quốc chủ yếu là dân nhập cư, thường là người lao động đến từ miền Tây, họ không có tiền để mua đất mà chủ thuê nhà sinh sống. Sau này Phú Quốc phát triển hơn, số lượng tầng lớp trung lưu nhiều lên thì nhu cầu mua nhà đất tại đây mới cao hơn được.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/