|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Ông trùm khu công nghiệp Bình Dương lãi bao nhiêu?

07:19 | 31/07/2021
Chia sẻ
Trong quý II và nửa đầu năm 2021, doanh thu từ bất động sản của Becamex IDC giảm mạnh so với cùng kỳ. Nhờ biên lãi gộp cải thiện và tăng lãi từ công ty liên doanh, liên kết nên doanh nghiệp vẫn giữa được lợi nhuận chung tăng trưởng.
g - Ảnh 1.

Kết quả kinh doanh hợp nhất quý II/2021 BCM. (Đvt: Tỷ đồng).

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC, mã: BCM) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021 với doanh thu thuần 1.638 tỷ đồng.

Trong đó, doanh thu kinh doanh bất động sản của Becamex IDC giảm hơn 40% so với cùng kỳ, về mức 1.212 tỷ đồng; doanh thu bán thành phẩm giảm 42% xuống 138 tỷ đồng. Trong quý, doanh nghiệp không phát sinh doanh thu phí cầu đường (cùng kỳ là 59 tỷ đồng).

Song, biên lãi gộp của doanh nghiệp có sự cải thiện, từ 26% ở cùng kỳ tăng lên 44% trong quý II năm nay. Bên cạnh đó, lãi từ công ty liên doanh, liên kết của Becamex IDC đạt 340 tỷ đồng, gấp gần 2,6 lần cùng kỳ.

Đối với hoạt động tài chính, Becamex IDC ghi nhận doanh thu 12 tỷ đồng, giảm 45% so với cùng kỳ, phần lớn là lãi tiền gửi.

Các chi phí của doanh nghiệp đồng loạt tăng, trong đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 80% lên 168 tỷ đồng do phát sinh 80 tỷ đồng chi phí ủng hộ phòng chống COVID-19. 

Kết quả, Becamex IDC lãi ròng 473 tỷ đồng, tăng hơn 62% so với cùng kỳ. Lũy kế nửa đầu năm, doanh thu thuần doanh nghiệp đạt 3.036 tỷ đồng và lãi ròng 930 tỷ đồng, lần lượt giảm 17% về doanh thu và tăng 55% về lợi nhuận.

Năm 2021, Becamex IDC mục tiêu doanh thu 8.900 tỷ đồng và lãi sau thuế 2.300 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng, doanh nghiệp đã thực hiện hơn 18% kế hoạch doanh thu và hơn 42% kế hoạch lợi nhuận.

Becamex IDC lãi ròng qúy II gần 500 tỷ, mảng bất động sản sụt giảm - Ảnh 2.

Khách sạn Becamex tại Thành Phố Mới Bình Dương. (Ảnh: Hoàng Huy).

Tại ngày 30/6/2021, tài sản của Becamex IDC giảm hơn 500 tỷ đồng so với đầu năm, xuống 48.535 tỷ đồng. 

Trong đó, hàng tồn kho của doanh nghiệp chiếm 46% tổng tài sản, ghi nhận 22.388 tỷ đồng, giảm gần 2.000 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và các chi phí quyền sử dụng đất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các dự án. 

Danh mục đầu tư tài chính dài hạn của Becamex IDC chiếm 14.121 tỷ đồng trong tổng tài sản, tăng hơn 1.900 tỷ đồng so với đầu năm, chủ yếu do phát sinh khoản đầu tư 1.600 tỷ đồng vào CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (Becamex IJC, Mã: IJC).

Cụ thể, tại lần đăng ký thay đổi ngày 13/1/2021, Becamex IDC đã mua hơn 108 triệu cổ phiếu, tương đương 49,76% vốn điều lệ IJC.

Tài sản dở dang dài hạn của Becamex IDC tại ngày 30/6 giảm hơn 400 tỷ đồng so với đầu năm do không còn chi phí dở dang tại chung cư IJC Aroma (đầu năm là 45 tỷ đồng) và khu dân cư ấp 5C Lai Uyên (đầu năm là 352 tỷ đồng).

Các dự án dài hạn còn lại bao gồm dự án Hòa Lợi (934 tỷ đồng), dự án TDC Plaza (537 tỷ đồng), dự án Unitown giai đoạn 2 (464 tỷ đồng), dự án Phố Sông Cấm (405 tỷ đồng), dự án Green Pearl (61 tỷ đồng) và dự án Lakeview (41 tỷ đồng).

Nợ phải trả của doanh nghiệp tại ngày 30/6 giảm hơn 500 tỷ đồng xuống 32.022 tỷ đồng. Trong đó, vay nợ tài chính ngắn hạn giảm hơn 700 tỷ đồng, chủ yếu do giảm khoản vay ngắn hạn tại các ngân hàng BIDV, VietinBank và Vietcombank.

Ngược lại, vay nợ tài chính dài hạn tăng hơn 1.900 tỷ đồng, phần lớn là các khoản vay thông qua huy động trái phiếu.

Do hàng tồn kho tăng lên 2.225 tỷ đồng và trả lãi vay tăng lên 678 tỷ đồng, dòng tiền kinh doanh trong nửa đầu năm của Becamex IDC âm 567 tỷ đồng (cùng kỳ là 140 tỷ đồng).

Hoàng Huy

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.