Nhượng quyền cửa hàng tiện lợi sẽ phát triển mạnh ở Việt Nam?
Ảnh: nhuongquyenvietnam.com
Với tốc độ tăng trưởng gần 12%/năm, Việt Nam được đánh giá là một trong 3 thị trường bán lẻ sôi động nhất tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (sau Trung Quốc và Indonesia). Dự báo quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ đạt 180 tỷ USD vào năm 2020.
Trong lĩnh vực bán lẻ, ngoài các trung tâm thương mại, đại siêu thị, siêu thị thì hiện nay phân khúc cửa hàng tiện lợi phát triển rất sôi động với sự tham gia của hàng loạt tên tuổi lớn trong, ngoài nước.
Theo một khảo sát được công bố bởi Nielsen, sở dĩ phân khúc cửa hàng tiện lợi phát triển mạnh do hành vi tiêu dùng của người Việt đang có sự điều chỉnh với yếu tố tiện lợi được đặt lên hàng đầu. Trong thời gian qua, hàng ngàn cửa hàng tiện lợi đã mọc lên khắc cả nước, trong đó nhiều nhất là tại 2 thành phố lớn là hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Theo ông Yun Ju Yong - Giám đốc điều hành GS25 Việt Nam cho biết, về bản chất cửa hàng tiện lợi cung cấp các mặt hàng gần giống với cửa hàng tạp hóa truyền thống, nhưng được vận hành tập trung, đồng nhất bởi một thương hiệu.
Tuy nhiên, phân khúc này hiện mới chỉ thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia chứ chưa có một thương hiệu nào được thực hiện nhượng quyền. “Thời gian tới, với xu hướng phát triển chung của thế giới, dự báo mô hình nhượng quyền cửa hàng tiện lợi (convenience store – CVS) sẽ sôi động hơn bởi chi phí đầu tư thấp nhưng lợi nhuận thu về cao”, ông Yun nhấn mạnh.
Đánh giá về tiềm năng thị trường Việt Nam, ông Yun cho biết, hiện Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế tốt nhất trong các nước ASEAN. Do đó, dư địa thị trường cho việc nhượng quyền cửa hàng tiện lợi còn khá lớn, và nó sẽ đem đến cơ hội lớn gấp 50 lần so với Hàn Quốc.
Thêm vào đó, Việt Nam cũng có chính sách mở cửa, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp của nước ngoài khi đầu tư kinh doanh.
Nhượng quyền cửa hàng tiện lợi sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới. Ảnh: vnfranchise.vn
Tuy nhiên, hiện nay các mô hình nhượng quyền tại Việt Nam lại vẫn chủ yếu được vận hành theo cách truyền thống mà chưa có ứng dụng số vào. Đây cũng là nguyên nhân nhiều chuỗi sau nhượng quyền hoạt động chưa hiệu quả, thua lỗ và phải rút khỏi thị trường.
Bà Nguyễn Phi Vân - Chủ tịch Tổ chức Retail & Franchise Asia - đánh giá, hiện nay trên 90% mô hình nhượng quyền ở Việt Nam đang được vận hành theo cách truyền thống chứ chưa được ứng dụng công nghệ số. Những doanh nghiệp muốn thực hiện nhượng quyền bây giờ phải chuyển đổi nếu không muốn bị đào thải.
“Bán lẻ nhượng quyền ngày nay không thể lấy mô hình truyền thống nữa. Ở các nước tiên tiến họ đã áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ thực tế ảo (AR)… rất thành công trong các mô hình nhượng quyền rồi vì vậy doanh nghiệp ở Việt Nam không thể đứng ngoài xu hướng này được”, bà Vân nhấn mạnh.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/