|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Những tháng đầu năm 2018, xuất khẩu gạo thuận lợi

11:20 | 07/03/2018
Chia sẻ
Những tháng đầu năm 2018, XK gạo đã khởi sắc. Thông tin của một số doanh nhân ngành gạo cho thấy, XK gạo trong năm nay sẽ thuận lợi hơn năm trước.
nhung thang dau nam 2018 xuat khau gao thuan loi Giá lúa gạo tại ĐBSCL tiếp tục giảm, có loại giảm tới 500 - 600 đồng so với đầu tháng 2
nhung thang dau nam 2018 xuat khau gao thuan loi Năm 2018, Việt Nam có thể xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo
nhung thang dau nam 2018 xuat khau gao thuan loi Xuất khẩu gạo trong tháng 2 vẫn tăng dù vướng nghỉ Tết Nguyên đán

Theo ông Nguyễn Ngọc Nam, tân Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), lượng gạo XK trong 2 tháng đầu năm nay tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy những dấu hiệu khởi sắc về mặt thị trường.

Ông Nam cho rằng trong cả năm 2018, sẽ có những diễn biến tích cực và thuận lợi hơn cho những nước XK gạo. Bởi ở nước XK lớn nhất là Ấn Độ, sau một thời gian đẩy mạnh XK gạo, lượng gạo tồn kho đã giảm đáng kể. Thái Lan đã giải quyết hết lượng gạo tồn kho chất lượng thấp. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu và thời tiết bất lợi đã khiến cho một số quốc gia từng ngưng NK gạo như Indonesia, nay đã phải cho NK trở lại để cân đối nhu cầu lương thực.

Sự khởi sắc của XK gạo ngay từ đầu năm, thể hiện rõ nét ở khía cạnh giá cả. Hiện tại, giá gạo trắng 5% tấm của Việt Nam đang được chào bán với mức 425 - 430 USD/tấn, cao hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan khoảng 20 USD/tấn. Giá gạo thơm trên dưới 600 USD/tấn, nếp 525 USD/tấn… Giá lúa gạo nội địa cũng đang ở mức cao dù vụ đông xuân ở ĐBSCL đã bước vào thời điểm thu hoạch rộ. Thông tin từ VFA cho thấy, giá lúa khô loại thường ở ĐBSCL hiện vào khoảng 6.000 - 6.200 đ/kg, lúa hạt dài 6.300 - 6.600 đ/kg.

nhung thang dau nam 2018 xuat khau gao thuan loi
XK gạo qua cảng Sài Gòn

Giá gạo XK của Việt Nam tăng khá, không chỉ ở nhu cầu thị trường mà còn ở việc thay đổi mạnh mẽ cơ cấu gạo XK. Ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng thư ký VFA, cho hay, đầu năm nay, những loại gạo được XK mạnh nhất là gạo thơm và nếp. Đây là những loại gạo có giá trị cao. Chính việc cơ cấu lại sản xuất lúa và XK gạo theo hướng giảm gạo phẩm cấp trung bình và thấp, tăng mạnh gạo chất lượng cao, gạo đặc sản trong những năm qua, đã góp phần quan trọng đưa giá gạo XK của Việt Nam tăng lên. Hoặc trong những thời điểm do thị trường thế giới trầm lắng, giá gạo giao dịch trên thế giới giảm mạnh, thì giá gạo XK của Việt Nam không bị giảm nhiều.

Ông Phạm Thái Bình, GĐ Cty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, cho biết, giá gạo XK của Việt Nam đã tăng 17 - 20%. Giá tăng do nhu cầu gạo thế giới tăng. Nhưng yếu tố chính là chất lượng gạo của Việt Nam đã được nâng lên đáng kể, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nhiều thị trường. Chẳng hạn, thị trường Trung Quốc đã rất khắt khe về chất lượng, khi cơ quan chức năng của họ đã sang Việt Nam kiểm tra các nhà máy và mới chỉ cấp phép XK gạo sang Trung Quốc cho 22 DN đạt tiêu chuẩn ATTP của họ.

Ông Bình khẳng định, giá trị XK gạo Việt Nam tăng khá, thì yếu tố chất lượng là cơ bản. Việc cải thiện về chất lượng cho thấy hiệu quả từ tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo. Nhiều DN đã không còn ngồi tại kho thu mua gạo, mà tham gia liên kết với nông dân để hình thành những vùng nguyên liệu, nhằm kiểm soát được chất lượng ngay từ sản xuất.

Tuy nhiên, theo ông Lâm Anh Tuấn, GĐ Cty TNHH Thịnh Phát, giá lúa gạo tăng ngay cả trong thời điểm thu hoạch rộ vụ đông xuân, là điều đáng mừng. Nhưng nếu giá gạo cứ tăng lên cao thì sẽ tiềm ẩn những rủi ro. Rủi ro lớn nhất là việc giá cao sẽ khiến gạo Việt Nam kém sức cạnh tranh so với gạo cùng loại của các nước XK lớn khác. Dầu vậy, vấn đề này cũng không quá đáng ngại, khi ở phân khúc gạo trắng, khả năng cung ứng của Việt Nam đang tốt hơn nhiều đối thủ cạnh tranh. Bằng chứng là đầu năm nay, khi Indonesia mở thầu NK 500.000 tấn gạo và chốt mua 346.000 tấn, thì Việt Nam trúng thầu lớn nhất với 141.000 tấn. Điều đáng chú ý là dù cung ứng với khối lượng lớn nhất, nhưng Việt Nam lại là nước thực hiện tốt nhất việc đáp ứng nhu cầu NK lô gạo đó của Indonesia.

Nhận định về khả năng XK gạo của cả năm nay, ông Nguyễn Ngọc Nam cho rằng, có thể đạt khoảng 6,5 triệu tấn, tăng hơn 700.000 tấn so với năm 2017.

Ông Nguyễn Ngọc Nam được bầu làm Chủ tịch VFA

Ngày 6/3, tại TP.HCM, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã tổ chức Đại hội Nhiệm kỳ VIII (2018 - 2023). Đại hội đã bầu BCH mới gồm 27 người. Ông Nguyễn Ngọc Nam, Quyền TGĐ Cty Lương thực Miền Nam, được bầu là Chủ tịch VFA.

Trong Nhiệm kỳ VIII, VFA tập trung thực hiện những công việc như tăng cường phát triển hội viên để tập hợp lực lượng và phối hợp hành động, chống ép giá, phá giá, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.

Phát biểu tại Đại hội, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, cho rằng, một trong những chuyển biến quan trọng nhất của XK gạo Việt Nam trong những năm qua là giảm mạnh tỷ trọng gạo phẩm cấp trung bình và thấp, tăng mạnh tỷ trọng gạo chất lượng cao, gạo có giá trị cao. Vì vậy, việc đảm bảo chất lượng là yêu cầu quan trọng nhất trong XK gạo. Các DN XK gạo cần chú trọng cải thiện hơn nữa các vấn đề chất lượng, nhất là khi XK sang những thị trường trọng điểm như Trung Quốc.

Thanh Sơn

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.