|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Những con heo đột biến có thể cứu Trung Quốc khỏi cuộc khủng hoảng thịt heo

14:18 | 04/12/2019
Chia sẻ
Bên trong một trang trại khổng lồ như pháo đài ở ngoại ô Bắc Kinh (Trung Quốc), hàng chục con heo biếng nhác nghỉ ngơi, không bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh. Những con heo nuôi thử nghiệm được tăng cường với một gen kiểm soát nhiệt, giúp chúng chống lại tình trạng hạ thân nhiệt ở miền Bắc Trung Quốc.

Gen mới được nhà nghiên cứu Jianguo Zhao cấy vào DNA của heo là một trong số hàng chục ví dụ về công trình gen đang được triển khai tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng như ở những phòng thí nghiệm đối thủ trên khắp thế giới, để tạo ra những con heo siêu khổng lồ.

-999x-999

Trong nhiều năm, các nhà đang tìm kiếm giống heo khỏe hơn, ngon hơn và tăng trưởng nhanh hơn.

Tuy nhiên, hiện tại, với sự trỗi dậy của dịch tả heo châu Phi bùng phát, yêu cầu quan trọng hơn là bảo đảm an ninh lương thực, và giữ cho đàn heo sống sót.

"Câu hỏi cấp thiết nhất đối với các nhà khoa học là làm thế nào để heo khỏe mạnh hơn", theo ông Zhao, người đứng đầu một nhóm những nhà nghiên cứu và kĩ thuật tại Viện Zoology của Học viện Khoa học Trung Quốc, Bắc Kinh.

Mặc dù vậy, tham vọng của Trung Quốc vượt xa những con vật nuôi trong trang trại.

Tại hàng chục phòng thí nghiệm trên khắp cả nước, các nhà khoa học đang chạy đua với những nhà nghiên cứu tại Mỹ và châu Âu trong việc phát triển dòng thực phẩm và chất xơ cấp cao, trong khi những nhóm khác thúc đẩy ranh giới của y học, một số vấp phải sự chỉ trích, bằng cách chỉnh sửa bản đồ gen người để chữa bệnh dẫn tới biến đổi hoặc dễ nhiễm trùng như HIV.

Theo Bloomberg, đây là một cuộc chạy đua vũ khí công nghệ sinh học, xảy ra bất chấp cuộc chiến thương mại với Mỹ, dân số già hóa nhanh chóng, và nguồn tài nguyên để cung cấp cho 1,4 tỉ người Trung Quốc đang cạn kiệt.

Giá thịt heo tăng vọt thúc đẩy Quốc hội, nội các Trung Quốc, hồi tháng 9, kêu gọi việc sử dụng công nghệ và khoa học nhiều hơn nữa, trong số các biện pháp, để tăng sản lượng thịt heo.

Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển của Trung Quốc đã diễn ra trong ít nhất hai thập kỉ.

Trung Quốc chi tiêu nhiều hơn bất kì quốc gia nào, trừ Mỹ, cho nghiên cứu và phát triển, ghi nhận ở mức 445 tỉ USD trong năm 2017.

Các công ty của Trung Quốc cũng đã tiến hành mua lại những doanh nghiệp công nghệ sinh học và dược phẩm nước ngoài, với 25,4 USD giá trị thương vụ kể từ năm 2014, theo dữ liệu tổng hợp từ Bloomberg.

Chỉ tính riêng ở heo, các nhà nghiên cứu đã thành công tạo ra 40 gen biến đổi khác nhau bằng công cụ chỉnh sửa gen Crispr, theo báo cáo của Science hồi tháng 7.

Dù gia súc biến đổi gen bằng công cụ chỉnh sửa gen có thể cần thêm thời gian để phát triển và đối mặt với các rào cản qui định, nhưng nếu có thể tận dụng được công nghệ này sẽ mang lại lợi thế kinh tế rõ ràng vì công nghệ có thể giúp năng suất tăng đáng kể.

1400x-1

Một con heo biến đổi gen tại phòng thí nghiệm Quảng Châu. Ảnh: Bloomberg.

Những phát triển làm thay đổi cuộc chơi của ngành công nghiệp thịt heo

Tuy nhiên, các đội nghiên cứu tại Mỹ và châu Âu có bước tiến quan trọng hơn trong thời gian gần đây, gồm cả một số phát triển Trung Quốc rất cần là bảo vệ khỏi dịch bệnh giết chết đàn heo.

Cách Bắc Kinh 5.000 dặm, tại Viện Roslin của Scotland, các nhà khoa học đã nghiên cứu về biến đổi gen động vật trong hơn hai thập kỉ.

Năm 2016, các nhà khoa học báo cáo heo có thể chống lại dịch tả heo châu Phi. Nghiên cứu được hoàn thành thông qua việc chi phối gen RELA ở heo nuôi bằng một gen tương tự ở heo rừng có khả năng sống sót sau khi nhiễm dịch.

Hiện tại, chưa có thuốc chữa hoặc vắc-xin phòng virus tả heo châu Phi, vốn đã lan từ châu Phi sang châu Âu và châu Á, nơi dẫn tới sự tiêu hủy của gần một phần tư đàn heo thế giới.

Vì vậy, việc tạo ra heo có thể chống lại dịch tả heo châu Phi một cách tự nhiên đại diện cho thành công của công trình gen về heo.

Kết quả từ thí nghiệm, cho biết liệu những con heo biến đổi gen có kháng được virus tả heo châu Phi hay không, sẽ được công bố vào năm sau, Bloomberg cho biết.

1400x-1

Những con heo kháng được dịch tai xanh ở Viện Roslin tại Edinburgh (Scotland). Ảnh: Bloomberg.

Một báo cáo khác vào năm 2015 chỉ ra các nhà khoa học cũng đã phát triển được gen giúp heo chống được virus tai xanh ở heo, căn bệnh đã giết chết hơn 400.000 con heo tại Trung Quốc hồi 2006 và truyền nhiễm sang hàng triệu con heo.

Những phát triển này là yếu tố thay đổi cuộc chơi của ngành thịt heo, với Trung Quốc chiếm một nửa nhu cầu thế giới và có giá trị thị trường khoảng 118 tỉ USD.


Lyly Cao