|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhóm VN30 đang giao dịch với định giá thấp, hấp dẫn hơn so với midcap và thị trường chung

07:53 | 08/02/2022
Chia sẻ
Theo mức định giá P/E của VN-Index, thị trường đã điều chỉnh đáng kể từ mức trung bình 10 năm xuống còn 16,7 lần, tuy nhiên vẫn cao hơn mức trung bình 10 năm là 14,9 lần.

Xét theo từng nhóm ngành, Mirae Asset (Việt Nam) cho rằng cổ phiếu vốn hóa lớn (đại diện VN30) đang giao dịch ở mức thấp và tương đối hấp dẫn hơn nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa (đại diện là VN70), cũng như thị trường chung (đại diện VN-Index).

Nhóm VN30 đang giao dịch với định giá thấp, hấp dẫn hơn so với midcap và thị trường chung - Ảnh 1.

Nguồn: Mirae Asset (Việt Nam).

So sánh định giá của thị trường chứng khoán Việt Nam với các thị trường khác trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) nhận định Việt Nam đang được giao dịch ở mức P/E tương đối phù hợp với mức ROE cao. 

Với triển vọng hồi phục kinh tế và tăng trưởng EPS cao, chúng tôi đánh giá cao khả năng Việt Nam vẫn duy trì được mức ROE cao. Theo thống kê Bloomberg, EPS của VN-Index được kỳ vọng tăng trưởng 19% trong năm 2022, cao hơn hầu hết các thị trường khác trong khu vực. 

Do vậy, thị trường Việt Nam vẫn đang được định giá tương đối hấp dẫn so với nhiều thị trường khác trong khu vực, khối phân tích của Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) đưa ra quan điểm.

Mức P/E giao dịch hiện tại của VN-Index dù cao hơn các thị trường cận biên và mới nổi, nhưng thấp hơn nhiều thị trường trong khu vực như Ấn Độ, Indonesia, và Philippines.

Nhóm VN30 đang giao dịch với định giá thấp, hấp dẫn hơn so với midcap và thị trường chung - Ảnh 2.

Nguồn: Mirae Asset (Việt Nam).

Theo thống kê kết quả kinh doanh năm 2021, lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE (228 trong tổng số 405 công ty đã công bố) tăng trưởng khoảng 39% so với cùng kỳ. 

Theo ước tính của Mirae Asset, tăng trưởng EPS năm 2022 của cả sàn HOSE kỳ vọng đạt gần 19%. Trong đó, chúng tôi dự phóng các ngành Chứng khoán, Ngân hàng, Bán lẻ, Phần mềm và dịch vụ, và Bất động sản sẽ có mức tăng trưởng cao hơn thị trường chung trong năm 2022.

Nhận định về thị trường chung, công ty chứng khoán này cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ biến động hơn trong năm 2022. Quan điểm được đưa ra cho nhận định trên là nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro bao gồm các biến chủng COVID-19 mới, sự thay đổi trong định hướng chính sách tiền tệ và tài khóa toàn cầu, nợ xấu, và lạm phát.

Mặc dù vậy, hầu hết các hoạt động kinh tế đã được khôi phục hoàn toàn nhờ gia tăng mức độ thích ứng với chiến lược sống chung với dịch COVID-19 và tiêm phòng vắc xin.

Hoàng Linh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.