|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhật Bản hưởng lợi từ kế hoạch kiểm soát ngành thép của Trung Quốc

20:48 | 11/07/2017
Chia sẻ
Việc Trung Quốc kiểm soát chặt hoạt động sản xuất thép trong thời gian gần đây đã giúp các nước sản xuất thép khác được lợi, trong đó có Nhật Bản.
trien vong thi truong thep nhin tu hoat dong kiem soat san xuat thep o trung quoc
Các công ty sản xuất thép của Nhật đang được lợi từ Trung Quốc. Ảnh: Nikkei

Theo Nikkei, giá thép ở Trung Quốc tăng trong những tháng gần đây khi chính quyền Bắc Kinh mạnh tay hạn chế hoạt động sản xuất các loại thép rẻ, kém chất lượng. Điều này có lợi cho các công ty sản xuất thép của Nhật Bản trong bối cảnh thị trường thép nội địa ảm đạm.

Hàng năm Trung Quốc sản xuất khoảng từ 30 đến 50 triệu tấn thép kém chất lượng, loại thép được sản xuất từ sắt phế liệu. Chính phủ Trung Quốc mạnh tay đóng cửa hoạt động sản xuất này và hướng tới loại bỏ hoàn toàn để tránh ô nhiễm môi trường. Tính đến cuối tháng 6/2017, công suất sản xuất thép của Trung Quốc đã giảm hơn 100 triệu tấn, hãng Thông tấn Xinhua cho biết.

Các nhà máy sản xuất thép ở vùng nông thôn có quy mô nhỏ và công nghệ lỗi thời phải ngừng hoạt động. Các công ty luyện kim sử dụng công nghệ hiện đại đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường vẫn hoạt động bình thường và hưởng biên lợi nhuận cao hơn. Bởi giá các loại nguyên liệu thô như quặng sắt và than cốc giảm trong năm nay.

Nguồn cung giảm cùng với hoạt động đầu cơ của các công ty sản xuất thép trong thời gian gần đây đã đẩy giá thép tăng trở lại. Giá thép thanh kỳ hạn ngắn tại Thượng Hải giao dịch ở mức 3.700 NDT/tấn (543 USD/tấn), tăng 30% so với cuối năm 2016.

Nguồn cung thép từ Trung Quốc giảm khiến giá thép ở các nước châu Á khác tăng, đây là cơ hội tốt đối với các công ty sản xuất thép của Nhật Bản.

Sản xuất thép tại Nhật Bản sử dụng công nghệ lò điện hiện đại. Tuy nhiên hoạt động xây dựng trong nước chậm lại kéo theo nhu cầu về thép giảm sâu, khiến các công ty sản xuất thép gặp nhiều khó khăn. Do vậy họ phải xuất khẩu sang các nước khác, ví dụ như Hàn Quốc.

Giá thép thanh tại Tokyo đã tăng khoảng 4% so với cuối năm 2016. Mặc dù hoạt động xuất khẩu vẫn trì trệ nhưng áp lực giá xuống đã bớt đi nhiều, một công ty sản xuất thép ở vùng ngoại ô Tokyo cho biết.

Tuy nhiên rất khó để dự đoán được triển vọng của thị trường thép, một thị trường phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc.

Lợi nhuận cao đang khuyến khích các công ty sản xuất thép ở Trung Quốc đầu tư vào các thiết bị sản xuất hiện đại nhất. Theo Ngân hàng Citigroup, trong nửa cuối năm 2017, công suất sản xuất thép của Trung Quốc có thể tăng từ 30 đến 50 triệu tấn. Ngân hàng này không dám chắc giá thép thanh có tiếp tục tăng hay không. Bởi khi hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc đi vào ổn định, lượng thép dư thừa có thể lại tràn sang các nước châu Á khác.

Doan Tran

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.