Giá thép trong nước dự báo sẽ rất khó “hạ nhiệt” nhanh chóng, ngược lại có thể tiếp tục tăng giá hoặc neo ở mức giá cao trên 20 triệu đồng/tấn thêm một thời gian, đến khi những bất ổn về nguồn cung, chi phí logistics trên thế giới ổn định hơn.
Năm 2021, ngành thép đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực cả về sản lượng và giá bán bất chấp những ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19. Các doanh nghiệp thép đẩy mạnh xuất khẩu đưa Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á.
Bán hàng thép xây dựng tháng 8 giảm mạnh 29,3% so với tháng trước và giảm 39,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá bán bình quân khoảng 16.200-16.500 đồng/kg, quay đầu giảm so với các tháng trước đó.
Các nhà sản xuất thép của Nhật Bản đang trên đà phục hồi lợi nhuận hàng năm sau sự sụt giảm do bùng phát đại dịch COVID-19, giữa bối cảnh nhu cầu thế giới gia tăng khiến giá mặt hàng được đẩy lên cao.
Liên tục những tháng gần đây, giá thép và nguyên liệu sản xuất thép tăng mạnh đã gây ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực xây dựng, tiến độ xây dựng cơ bản và ngành sản xuất thép trong nước.
Sau nhiều tháng tăng liên tục kể từ giữa năm 2020, giá thép trong nước, đặc biệt là thép xây dựng đã có sự điều chỉnh giảm theo xu hướng của thị trường thế giới và dự báo sẽ tiếp tục đi xuống trong thời gian tới.
VSA lưu ý các doanh nghiệp cần tăng cường phối hợp và hợp tác; hạn chế xuất khẩu thép để ưu tiên nguồn nguyên liệu và bán thành phẩm cho thị trường trong nước.
Nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào của ngành thép đa phần phải nhập khẩu, như quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite… Do đó, giá thành sản phẩm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường nước ngoài.
Theo Tổng cục thống kê chỉ số giá sản xuất nhóm sản phẩm sắt, thép tháng 4/2021 tăng vọt gần 28% so với cùng kỳ năm trước, bình quân 4 tháng đầu năm 2021 tăng hơn 23%.
POSCO, nhà sản xuất thép lớn thứ năm thế giới tính theo sản lượng, ngày 26/4 cho biết lợi nhuận ròng trong quý I/2021 của họ đã tăng 162% so với cùng kỳ năm 2020, do nhu cầu tăng mạnh trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi từ đại dịch COVID-19.
Ngày 11/1, ngành sản xuất thép và các nghiệp đoàn trong lĩnh vực này đã thúc giục Tổng thống đắc cử Joe Biden giữ nguyên mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu.
Hầu hết thị trường sản xuất thép lớn trên thế giới đều ghi nhận sự sụt giảm khi dịch COVID-19 lây lan mạnh, đặc biệt là khối châu Âu và Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc dần lấy lại đà hồi phục từ đầu tháng 3 và đẩy mạnh việc nhập khẩu nguyên vật liệu cùng một số sản phẩm thép.
Đại dịch COVID-19 lan rộng tại Mỹ khiến sản xuất thép tại quốc gia này sụt giảm đáng kể trong ba tháng đầu năm. Trong khi đó, các sản phẩm thép nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức... tăng mạnh so với cùng kì năm ngoái.
Theo CEO WiGroup, tỷ giá, lạm phát đều đang ủng hộ cho việc giảm thêm lãi suất điều hành, tuy nhiên thanh khoản hệ thống trung dài hạn và sức khỏe các ngân hàng không cho phép giảm nhanh lãi suất huy động và lãi suất cho vay.