|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Người Việt tiêu thụ gạo nhiều thứ hai trên thế giới, sau Myanmar

17:11 | 22/08/2018
Chia sẻ
Tiêu thụ gạo toàn cầu lên tới 518 triệu tấn trong năm 2016 (tính theo khối lượng gạo đã xát), ghi nhận mức tăng mạnh trong giai đoạn 2007 – 2016, theo báo cáo “Thị trường gạo thế giới. Phân tích và dự báo tới 2025” được IndexBox phát hành.
nguoi viet tieu thu gao nhieu thu hai tren the gioi sau myanmar Rủi ro khủng hoảng ngành gạo vì biến đổi khí hậu gia tăng

Theo đó, tổng khối lượng tiêu thụ gạo tăng với tỷ lệ trung bình hàng năm là 1,4%.

Trong giai đoạn nghiên cứu, tiêu thụ gạo toàn cầu đạt mức cao nhất vào năm 2016, và có thể tiếp tục tăng trong trung hạn nhờ tăng trưởng dân số tại châu Á.

Năm 2016, các quốc gia có khối lượng tiêu thụ lớn nhất là Trung Quốc (29%), Ấn Độ (19%) và Indonesia (11%), tổng cộng chiếm 59% tổng lượng tiêu thụ toàn cầu. Theo sau là Bangladesh, Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Philippines, Brazil và Nhật Bản.

Giai đoạn 2007 – 2016, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ gạo đáng chú ý nhất là tại Indonesia (tăng 3%/năm), Việt Nam (tăng 2,9%/năm) và Bangladesh (tăng 1,7%/năm), trong khi những quốc gia dẫn đầu về tiêu thụ gạo ghi nhận xu hướng tương đối ổn định.

Lượng tiêu thụ gạo/đầu người nhiều nhất là tại Myanmar (306 kg/năm), Việt Nam (285 kg/năm), Thái Lan (233/kg), Bangladesh (229 kg/năm) và Indonesia (210 kg/năm); còn mức tiêu thụ gạo/đầu người trung bình ước đạt 72 kg/năm vào 2016.

Báo cáo dự báo tiêu thụ gạo sẽ vượt ngưỡng 570 triệu tấn vào cuối năm 2025.

nguoi viet tieu thu gao nhieu thu hai tren the gioi sau myanmar
Ảnh minh họa.

Trung Quốc, Ấn Độ vẫn là các nhà sản xuất hàng đầu

Sản xuất gạo toàn cầu lên đến 527 triệu tấn vào năm 2016, phản ánh tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2007 – 2016.

Các quốc gia với sản lượng lớn nhất trong năm 2016 là Trung Quốc, đạt 148 triệu tấn, và Ấn Độ (110 triệu tấn). Hai quốc gia này tổng cộng chiếm 59% nguồn cung toàn cầu.

Một số quốc gia khác cũng có sản lượng gạo cao như Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Philippines, Brazil và Nhật bản.

Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam là các nhà xuất khẩu chính

Trong năm 2016, tổng khối lượng xuất khẩu toàn cầu đạt 35,6 triệu tấn, giảm 12% so với năm ngoái. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2007 – 2016, xuất khẩu gạo toàn cầu tăng trưởng với tốc độ 1,9% hàng năm. Theo đó, giá trị xuất khẩu gạo toàn cầu đạt 18,1 tỷ USD, giảm 17% so với năm trước đó.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gạo hàng năm đạt 3,3% trong giai đoạn 2007 – 2015. Trong đó, Ấn Độ (chiếm 28%), Thái Lan (18%) và Việt Nam (17%) là ba nhà cung cấp gạo chủ yếu của thế giới, tổng cộng chiếm 63% tổng xuất khẩu gạo toàn cầu.

Báo cáo cho biết, trong khi xuất khẩu của Ấn Độ (với tốc độ tăng trưởng là 5,2%/năm) và Việt Nam (2,9%/năm) tăng đều trong giai đoạn khảo sát, xuất khẩu của Thái Lan giảm 3,9% trong 2007 – 2016.

Thị phần của Ấn Độ (tăng 7 điểm phần trăm) đã củng cố vị thế của quốc gia này trên thị trường xuất khẩu gạo tuần cầu. Ngược lại, thị phần của Thái Lan (giảm 12 điểm phần trăm) giảm mạnh.

Trung Quốc nổi lên là nhà nhập khẩu lớn nhất

Khối lượng nhập khẩu gạo toàn cầu đạt 26,7 triệu tấn vào năm 2016, với giá trị 15,1 triệu tấn. Xu hướng nhập khẩu hoàn toàn phù hợp xuất khẩu.

Trong 2007 – 2016, nhập khẩu gạo toàn cầu duy trì tương đối ổn định, nhưng ghi nhận một số biến động đáng chú ý trong một vài năm cụ thể. Giá trị nhập khẩu gạo toàn cầu tăng trưởng với tốc độ trung bình 1,1% hàng năm.

Trung Quốc, trong đó, là nhà nhập khẩu quan trọng trên thế giới, chiếm 13% tổng nhập khẩu toàn cầu năm 2016.

Ngoài Trung Quốc, một số nhà nhập khẩu gạo chính gồm Indonesia (5%), Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (4%), Cộng hòa Bénin (4%) và Arab Saudi (4%), với tổng cộng chiếm 17% tổng lượng nhập khẩu toàn cầu năm 2016.

Báo cáo cũng chỉ ra, tốc độ trăng trưởng nhập khẩu của Trung Quốc cũng nhanh nhất, tăng 25,7%/năm trong giai đoạn 2007 – 2016.

Xem thêm

Lyly Cao