Người tiêu dùng châu Á vẫn ưu tiên phương thức mua sắm trực tuyến sau đại dịch
Khi tác động tiêu cực từ đại dịch COIVD-19 dần lắng xuống, những khảo sát mới chỉ ra rằng lượng người mua sắm quay trở lại các cửa hàng truyền thống đang tăng lên. Dù vậy, những người mua sắm ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) vẫn đang ưu tiên các trải nghiệm bán lẻ trên thiết bị di động, theo Tech Wire Asia.
Điều này trái ngược với kết quả các cuộc khảo sát gần đây rằng những người đam mê mua sắm sẽ ưu tiên trải nghiệm quay trở lại trải nghiệm tại các cửa hàng truyền thống, bao gồm việc thử hàng tại cửa hàng và được các nhân viên tư vấn hỗ trợ.
Nghiên cứu hàng năm về người mua sắm toàn cầu lần thứ 15 do Zebra Technologies phát hành đã nhấn mạnh rằng dù vẫn yêu thích quay trở lại mua sắm tại cửa hàng truyền thống, song người tiêu dùng ở khu vực APAC đã quen với việc tự mua sắm khi họ dùng công nghệ nhiều hơn cho mục đích này, từ việc so sánh giá cả tại từng cửa hàng cho tới thanh toán, mọi thứ đều có thể thực hiện trên thiết bị di động.
Đại dịch đang dần được kiểm soát và lượng người đổ về các khu mua sắm ngày càng tăng, song cuộc khảo sát của Zebra Technologies với 4.000 người tại khu vực APAC cho thấy 68% trong số này cho biết lạm phát và bất ổn kinh tế đã khiến họ “quay xe” khỏi quyết định mua hàng ngay lập tức, nhưng họ vẫn sẽ quay trở lại các cửa hàng với số lượng lớn trong tương lai.
Tỷ lệ 68% này cũng đề cập đến việc muốn tiết kiệm thời gian đi lại đến các cửa hàng truyền thống nên đã tăng cường sử dụng các dịch vụ tự phục vụ, qua đó duy trì thói quen mua sắm trực tuyến hình thành từ thời kỳ đại dịch COVID-19.
Trong số những người được hỏi, khoảng 47% cho biết họ đang sử dụng các tùy chọn tự thanh toán và khoảng 46% người được hỏi cho biết đang chọn các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Khoảng một nửa số người được hỏi khẳng định yêu thích việc thanh toán bằng smartphone hoặc các thiết bị di động khác. Khoảng 48% trong số này cho biết đã quen với việc thanh toán không dùng tiền mặt, phản ánh sự sụt giảm đối với phương thức thanh toán truyền thống bằng tiền mặt.
Những điều này là sự thay đổi lớn trong khu vực APAC. Thực tế, tiền mặt vẫn được sử dụng nhiều nhất, nhưng dường như phương thức thanh toán truyền thống này đang trôi vào dĩ vãng khi các nhà bán lẻ được khảo sát chỉ ra có sự gia tăng trong việc sử dụng công nghệ tự động. Số lượng nhân viên tại các quầy thanh toán cũng có xu hướng giảm.
Trên thực tế, gần 80% nhà bán lẻ ở APAC coi việc thanh toán bằng tay là điều không cần thiết. Hơn một nửa số người tham gia khảo sát đã chuyển đổi không gian bán lẻ hiện tại sang các không gian tự phục vụ.
Việc các đơn vị bán lẻ bổ sung thêm các không gian tự phục vụ khiến người mua sắm phải phụ thuộc nhiều hơn vào các thiết bị di động khi đi mua hàng. Số lượng người mua sắm ở khu vực APAC đang kiểm tra hàng bán, giá chiết khấu hoặc phiếu giảm giá trực tuyến đang cao hơn trước đây.
Những gì có thể được coi là một thói quen lâu đời, giờ đây đã nhanh chóng lan rộng ra trên toàn cầu nhờ sự bất ổn của nền kinh tế vĩ mô, với khoảng 51% người dùng dùng điện thoại thông minh của họ để tìm các giao dịch như vậy trên toàn thế giới.
Sau đại dịch, cứ 10 người mua sắm thì có khoảng 8 người mong đợi các nhà bán lẻ sẽ có công nghệ mới, tăng cường trải nghiệm mua sắm liền mạch và ưu tiên sự thuận tiện khi giao hàng. Khoảng 73% người được hỏi yêu thích sự thoải mái của việc giao hàng tận nơi và 64% sẽ đi theo con đường không tiếp xúc (nhận hàng tại cửa hàng theo đơn đặt hàng của họ”, theo báo cáo.
Gần một nửa số lượng nhà bán lẻ tham gia khảo sát đang sửa đổi không gian cửa hàng để có thể chứa xe bán tải phù hợp với sự thay đổi sở thích của người mua. Lượng đặt hàng trên thiết bị di động cũng đang cho thấy mức tăng trưởng theo cấp số nhân trong các nhóm tuổi nhất định.
Không chỉ có 8/10 người mua sắm chuyển sang các kênh bán lẻ di động, mà phần lớn (9/10) người thuộc thế hệ millennials (những người sinh ra từ đầu thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990) coi mua sắm trực tuyến qua điện thoại thông minh là phương tiện mua hàng yêu thích.
“Với sự hội tụ của các kênh bán lẻ ngày nay, các nhà bán lẻ cần phải đẩy mạnh để đáp ứng kỳ vọng mới của người mua sắm và đảm bảo trải nghiệm liền mạch trên các nền tảng trực tuyến và ngoại tuyến của họ. Khi lĩnh vực bán lẻ hướng tới tương lai của sự hoàn thiện, điều quan trọng là các nhà bán lẻ phải trao quyền cho các tổ chức với công nghệ phù hợp để họ thực hiện tốt các nhiệm vụ”, George Pepes, Trưởng nhóm APAC Vertical Solutions Lead for Retail and Healthcare của Zebra Technologies nhận xét.