Bất chấp tình hình khó khăn vì dịch bệnh, số lượng nhập khẩu đường vào Việt Nam từ tất cả các nguồn trong 4 tháng đầu năm đã tăng hơn 1,5 lần, với số lượng gần 540.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái chỉ khoảng 341.000 tấn.
Cục Phòng vệ thương mại đề nghị các doanh nghiệp nhận thấy có thể đáp ứng các điều kiện được miễn trừ áp thuế CBPG, CTC đường mía Thái Lan nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ trước 17h ngày 25/7.
Dịch COVID-19 khiến sức tiêu thụ trong nước giảm mạnh và hầu như không thể tiêu thụ được trước sự cạnh tranh của các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu.
Vụ trưởng Vụ Ngoại thương, Bộ Thương mại Thái Lan, cho biết sau 1 năm Việt Nam áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường từ Thái Lan, nước này sẽ yêu cầu Việt Nam xem xét lại quyết định trên.
Quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường mía xuất xứ Thái Lan được kỳ vọng phần nào sẽ giúp mía đường Việt phục hồi sản xuất sau thời gian dài chịu tác động nặng nề.
Việc áp thuế được áp dụng cho tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan với mức thuế CBPG chính thức là 42,99% và mức thuế CTC chính thức là 4,65%.
Sự sụt giảm giá dầu, đồng USD và thông tin về khí hậu khô hạn tại vùng mía chính của Bazil đã khiến các quỹ đầu cơ tăng trạng thái mua khống đường và làm cho giá đường quay trở lại xu hướng tăng trong tháng 4/2021.
Lượng đường nhập khẩu từ các quốc gia Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia vào Việt Nam đã gia tăng mức độ bùng nổ ở mức hơn 188.200 tấn trong ba tháng đầu năm 2021, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ hơn 3.280 tấn.
Tất cả các ý kiến, quan điểm của các bên liên quan sẽ được Cơ quan điều tra tổng hợp, xem xét và đánh giá kỹ lưỡng trong kết luận điều tra cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.
Theo VSSA lượng đường nhập khẩu với ưu thế giá rẻ đã hoàn toàn bịt đầu ra của đường sản xuất từ mía trong nước khiến đường sản xuất buộc phải tồn kho hoặc giảm giá khiến nhà máy không có tiền trả tiền mía cho nông dân.
Sau hai tháng đầu năm liên tiếp tăng, bước sang tháng 3, chỉ số giá giao dịch đường thô và đường trắng đã sụt giảm. Tại thị trường trong nước, so với giá đường thị trường nội địa trong khu vực bao gồm các nước ASEAN và Trung Quốc, giá đường của Việt Nam vẫn tiếp tục nằm ở mức thấp.
Chỉ số giá giao dịch đường thô và đường trắng trong tháng 2 tiếp tục tăng theo xu hướng của các tháng gần đây. Tại thị trường Việt Nam, lũy kế đến cuối tháng 2/2021 toàn ngành đã ép được 3,75 tấn mía, sản xuất được 368.557 tấn đường.
Quyết định áp dụng tạm thời mức thuế tự vệ và thuế chống bán phá giá đường nhập khẩu Thái Lan cùng với kì vọng đường lậu được kiểm soát, nguồn cung đường trong nước thiếu hụt sẽ hỗ trợ giá đường nội địa tiếp tục tăng mạnh.