|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Báo cáo] Thị trường đường quý I/2021: Quay đầu giảm vào tháng cuối quý do giá dầu giảm và dịch COVID-19 bùng phát

15:58 | 23/04/2021
Chia sẻ
Sau hai tháng đầu năm liên tiếp tăng, bước sang tháng 3, chỉ số giá giao dịch đường thô và đường trắng đã sụt giảm. Tại thị trường trong nước, so với giá đường thị trường nội địa trong khu vực bao gồm các nước ASEAN và Trung Quốc, giá đường của Việt Nam vẫn tiếp tục nằm ở mức thấp.

Theo ghi nhận của tổ chức ISO, trong tháng 3/2021 chỉ số giá giao dịch hàng hóa đường thô và đường trắng dao động theo xu hướng giảm bắt đầu từ cuối tháng 2/2021. 

Diễn biến thị trường cho thấy sự sụt giảm giá dầu và hiện tượng bùng phát dịch bệnh COVID- 19 dẫn đến tái phong tỏa tại nhiều quốc gia có vẻ đã khiến các quỹ đầu cơ giảm trạng thái mua khống đường trong tháng 3 và làm cho giá đường sụt giảm.

Xu hướng giảm giá vẫn là chủ đạo cho thị trường hàng hóa nói chung và cả thị trường đường ngay cả khi có các yếu tố tăng giá xuất hiện như thông tin về khí hậu khô hạn tại vùng mía chính của Bazil hoặc sự tắc nghẽn trong một tuần tại kênh đào Suez.

[Báo cáo] Thị trường đường quý I/2021: Quay đầu giảm vào tháng cuối quý do giá dầu giảm và dịch COVID-19 bùng phát - Ảnh 1.

Diễn biến giá đường hàng ngày của ISO trong tháng 3. (Đơn vị: cents/pound. Nguồn: ISO)

Tại thị trường trong nước, trong tháng 3/2021 đa số các nhà máy của ngành đường Việt Nam đã hoàn thành vụ mía 2020-2021, còn lại một vài nhà máy tiếp tục sản xuất sang tháng 4/2021.

Lũy kế đến cuối tháng 3/2021 toàn ngành đã ép được 5,8 triệu tấn mía sản xuất được 611.767 tấn đường. So sánh cùng kỳ với vụ ép mía 2019-2020 sản lượng mía ép đạt 76,6% và sản lượng đường đạt 84,6%.

Ước tính sản lượng đường của vụ 2020- 2021 sẽ đạt khoảng trên dưới 700.000 tấn, thấp hơn vụ trước 2019-2020.

Chi tiết Báo cáo thị trường đường quý I/2021 tại đây: 

Như Huỳnh - Thu Thuỷ