Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) nhận định giá đường trong nước sẽ có diễn biến gắn với giá đường thế giới, hiện đang ở mức cao nhất trong 5 năm gần đây.
Tháng đầu năm 2022, giá đường thế giới tiếp tục giảm do chịu áp lực bởi nguồn cung tại Ấn Độ và Thái Lan tăng, đồng thời triển vọng cho niên vụ 2022-2023 của Brazil cũng tương đối khả quan. Giá đường trong nước cũng giảm từ 200 - 500 đồng/kg do nhu cầu thấp trong khi đường nhập lậu và đường nhập khẩu chính ngạch về nhiều.
Cùng với đà tăng giá của thị trường thế giới, thị trường mía đường trong nước đã dần phục hồi trở lại trong năm 2021 sau khi Bộ Công Thương quyết định áp thuế CBPG và CTC đối với đường mía nhập khẩu từ Thái Lan.
Cứ bước vào vụ ép mía mới, tình trạng tranh mua nguồn nguyên liệu giữa các nhà máy lại tái diễn. Tình trạng này đã diễn ra nhiều năm nay, tuy nhiên, giữa nhà máy với nhà máy, nhà máy với người trồng mía vẫn chưa "tìm được tiếng nói chung".
Sau khi Bộ Công Thương áp thuế với đường Thái Lan, điều tra CBPG với đường từ 5 nước ASEAN đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ đường nội địa và giá mía, đường trong nước. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp mía đường mở rộng diện tích và tăng trưởng lợi nhuận.
Tuy mới vào vụ mới nhưng giá mía giống đã ở mức rất cao, nên nhiều khả năng khi vào chính vụ, người trồng mía bán cho nhà máy đường đồng loạt xuống giống, giá mía giống có thể đạt ngưỡng 2.000 đồng/kg.
Giá đường thế giới có sự tăng giảm trái chiều trong nửa đầu và nửa cuối tháng 10 trước diễn biến tăng kỷ lục của giá dầu. Tại thị trường trong nước, giá đường cũng liên tục giảm do áp lực của đường nhập khẩu trong khi nhu cầu về đường giảm sút dưới tác dụng của dịch bệnh COVID-19.
Lượng đường nhập khẩu từ các quốc gia Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia vào Việt Nam đã gia tăng gấp 6 lần, từ 108.400 tấn lên hơn 664.300 tấn khi so sánh cùng kỳ với 9 tháng đầu năm 2020.
Sau nhiều vụ mía liên tiếp thì năm nay Casuco công bố giá thu mua mía đầu vụ cao hơn so với các năm. Mía đường Sơn La cũng mở rộng chính sách hỗ trợ hộ dân trồng cùng với việc tăng giá thu mua thêm 30.000 đồng/tấn.
Lượng nhập khẩu đường từ 5 nước ASEAN tăng đột biến sau 3 tháng Bộ Công Thương áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá với đường Thái Lan. Động thái này cho thấy dấu hiệu lẩn tránh thuế nghiêm trọng.
Bộ Công Thương cho biết sẽ hỗ trợ ngành đường nhưng không bảo hộ mù quáng. Để ngành đường có thể bứt phá, cạnh tranh sòng phẳng với khu vực cần có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân, làm sao cho cả hai bên đều có lợi.
Sau khi bị áp thuế CBPG và CTC, đường Thái Lan xuất khẩu vào Việt Nam đã giảm 8 tháng liên tiếp và mở ra cơ hội phục hồi cho ngành mía đường trong nước.
Agriseco cho biết giá đường trong nước đang ở mức cao nhất trong 4 năm qua và đà tăng bền vững trong thời gian tới. Qua đó, biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp đường sẽ cải thiện.
Tại thị trường trong nước, mặc dù tác động của dịch COVID-19 khiến nhu cầu sử dụng đường cho tiêu dùng và sản xuất giảm nhưng giá đường vẫn duy trì đà tăng khi đường thế giới đang ở mức cao nhất trong 4 năm gần đây.