|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ngân hàng ngoại có thực sự rời khỏi Việt Nam?

16:21 | 07/07/2017
Chia sẻ
CBA chuyển nhượng chi nhánh TP HCM cho VIB, ANZ bán mảng bán lẻ cho Shinhan Bank, HSBC thoái vốn khỏi Techcombank,... Những diễn biến trên có thực sự thể hiện việc ngân hàng ngoại đang dần rời bỏ Việt Nam, hay chiến lược đầu tư của họ đang thay đổi.
ngan hang ngoai co thuc su roi khoi viet nam
Ngân hàng ngoại có thực sự rời khỏi Việt Nam hay chỉ là chuyển hướng đầu tư?

Gần đây liên tiếp sự kiện diễn ra trên thị trường tài chính, làm "nóng" lên câu chuyện về xu hướng các ngân hàng ngoại đang rời bỏ thị trường Việt Nam. Đơn cử như Ngân hàng CBA Chi nhánh TP HCM được chuyển nhượng cho VIB, HSBC thoái vốn khỏi Techcombank hay ANZ bán lại mảng bán lẻ cho ShinhanBank... Vậy động cơ thực sự của những ngân hàng này là gì?

CBA - VIB: Tập trung phát triển mảng ngân hàng số, vẫn là cổ đông chiến lược

Ngày 3/7, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) chính thức nhận chuyển nhượng toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) – Chi nhánh TP HCM. Việc chuyển giao sẽ được hoàn tất trong quý III/2017, giá trị của thương vụ không được tiết lộ.

CBA là cổ đông chiến lược của VIB từ 2010 và đang nắm 20% vốn điều lệ của ngân hàng. Bên cạnh đó, người của CBA đã tham gia vào cả thành viên Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát, cùng nhiều vị trí quản lý khác.

Đại diện CBA cho biết CBA không rút khỏi Việt Nam mà tập trung phát triển hỗ trợ chuyển giao. CBA tham gia dưới nhiều hình thức như ngân hàng đại diện, chi nhánh, cổ đông chiến lược VIB. Gần đây CBA đã mở 1 trung tâm phát triển công nghệ số để có thể phát triển sản phẩm dịch vụ khách hàng cho thị trường Việt Nam. Đồng thời cả hai bên còn ký kết hợp tác chiến lược trong 3 năm nữa với trị giá nhiều triệu USD và CBA vẫn duy trì hoạt động chi nhánh tại Hà Nội.

ngan hang ngoai co thuc su roi khoi viet nam VIB chính thức nhận chuyển giao kinh doanh Ngân hàng CBA Chi nhánh TP HCM
ngan hang ngoai co thuc su roi khoi viet nam HSC: HSBC dự kiến thu về gần 700 tỷ đồng từ thoái vốn khỏi Techcombank
ngan hang ngoai co thuc su roi khoi viet nam ANZ bán mảng bán lẻ cho Shinhan Việt Nam

ANZ - Tập trung cho khách hành doanh nghiệp và định chế tài chính

Cuối tháng 4/2017, ANZ Việt Nam cũng bán toàn bộ mảng dịch vụ bán lẻ tại thị trường này cho một đối tác nước ngoài là Ngân hàng Shinhan. Dự kiến thương vụ sẽ hoàn tất vào cuối năm 2017 sau khi được cơ quan chức năng chấp thuận.

Theo ông Dennis Hussey, Tổng giám đốc ANZ Việt Nam, động thái này nằm trong chiến lược toàn cầu của tập đoàn, sau khi đánh giá kỹ lưỡng mảng kinh doanh bán lẻ tại thị trường châu Á cũng như muốn tập trung nguồn lực vào khối khách hàng doanh nghiệp và định chế tài chính.

HSBC - Techcombank: Đầu tư nhiều năm không mang lại lợi nhuận

Trong một diễn biến khác vào tháng 6, Techcombank thông báo về thoả thuận thoái toàn bộ vốn của HSBC. Thông báo mới cho hay, việc thoái vốn của HSBC diễn ra song song với việc Techcombank mua lại hơn 220 triệu cổ phiếu quỹ, dự kiến thực hiện từ 14/7 -12/8.

HSBC bắt đầu đầu tư và trở thành cổ đông chiến lược của Techcombank vào năm 2005, đồng thời HSBC cũng đã cử nhiều quản lý cao cấp sang Techcombank nhằm hỗ trợ hoạt động. Từ năm 2012, HSBC bắt đầu giảm dần vai trò của mình tại Techcombank.

Nhiều lý do được đưa ra như đầu tư nhiều năm nhưng không mang lại lợi nhuận khi nhiều năm Techcombank không chi trả cổ tức mặc dù giá cổ phiếu Techcombank đã có bước phục hồi trong năm 2017.

Theo nhận định của Công ty Chứng khoán TP HCM (HSC), nguyên nhân có thể do vì cùng là các ngân hàng hoạt động tại thị trường Việt Nam, việc HSBC cử người giúp Techcombank vô tình đã gia tăng áp lực cạnh tranh lên chính mình.

Standard Chartered - ACB: Chuyển sang giai đoạn hợp tác

Năm 2016, Standard Chartered rút hai đại diện khỏi Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB và xác nhận kế hoạch thoái vốn khỏi ACB. Hiện nhóm Standard Charter đang nắm khoảng 15,12% vốn ACB (trong đó, Standard Chartered APR là 8,84%; Standard Chartered (Hong Kong) là 6,28%).

Phía Standard Chartered cho hay họ đã hỗ trợ ACB rất nhiều, đến thời điểm này thì việc hỗ trợ không còn cần thiết nữa, đặc biệt là về mặt điều hành. Do đó, hai bên chuyển sang giai đoạn hợp tác nhằm mang lại hiệu quả cho đôi bên.

Ngoài ra, Standard Chartered vẫn duy trì ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Thị trường ngân hàng Việt Nam có “kém hấp dẫn”

Hiện nay Việt Nam có 8 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép hoạt động. Trong đó, ANZ Việt Nam, Hong Leong Việt Nam, HSBC Việt Nam, Shinhan Việt Nam, Standard Chartered Việt Nam vốn là những tên tuổi quen thuộc hoạt động từ gần một thập kỷ qua.

Riêng trong năm 2016, có 3 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập mới là Ngân hàng Woori Bank (Hàn Quốc), CIMB Bank Berhad và Public Bank Berhad (Malaysia).

Chưa dừng ở đó, vào tháng 3/2017, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) của Singapore được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Mặt khác, theo một nguồn tin trong giới tài chính, một ngân hàng trong khu vực châu Á đã chốt phương án mua lại Ngân hàng 0 đồng Đại dương (OceanBank), vấn đề tiếp theo chỉ là thực hiện thủ tục pháp lý.

ngan hang ngoai co thuc su roi khoi viet nam Thêm 5 ngân hàng ngoại được cấp phép kinh doanh ngoại hối
ngan hang ngoai co thuc su roi khoi viet nam NHNN cấp phép cung cấp dịch vụ môi giới tiền tệ cho Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ
ngan hang ngoai co thuc su roi khoi viet nam Hé mở tình hình kinh doanh ngân hàng ngoại tại Việt Nam

Ngoài ra, còn có rất nhiều chi nhánh và văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam nhiều năm qua. Gần đây, hoạt động của các đơn vị này liên tục được mở rộng thêm các hoạt động dịch vụ, lĩnh vực mới.

Theo khảo sát của Vietnambiz, thu nhập từ lãi thuần của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài hầu hết đều đạt tăng trưởng trong năm 2016. Đặc biệt thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng HSBC, ANZ, Shinhan Bank đều đạt tăng trưởng cao. Ngược lại doanh thu từ hoạt động dịch vụ của các ngân hàng này đều giảm nhẹ trong năm 2016.

ngan hang ngoai co thuc su roi khoi viet nam
Tổng hợp thu nhập của các ngân hàng ngoại tại Việt Nam (Ảnh: Tiến Vũ tổng hợp)

Bên cạnh đó, trong một báo cáo mới đây của Ngân hàng Nhà nước cho thấy gần 90% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận của đơn vị tăng trưởng dương so với năm 2016. Mức tăng trưởng bình quân toàn hệ thống kỳ vọng đạt 13,4%, cao hơn năm ngoái. Trong đó, thu nhập ròng từ lãi kỳ vọng tăng 12,74%, thu nhập ròng từ phí và dịch vụ kỳ vọng tăng 16,57%.

Những dấu hiệu này cho thấy thị trường Việt Nam không phải đã kém hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Động thái bán mảng bán lẻ hay thoái vốn của các ngân hàng ngoại là bởi chiến lược đầu tư đang thay đổi. Một số ngân hàng muốn dồn lực tập trung vào lĩnh vực thế mạnh của mình. Một số khác lại muốn thoái vốn khỏi ngân hàng nội để tránh việc phát sinh mâu thuẫn khi chính ngân hàng con của họ đang hoạt động trên cùng thị trường.

ngan hang ngoai co thuc su roi khoi viet nam Hàng loạt ngân hàng ngoại muốn rút vốn khỏi Việt Nam, trùng hợp hay xu hướng?

Trong thời gian gần đây, khá nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đang hoạt động tại Việt Nam đã có động thái thu hẹp ...

ngan hang ngoai co thuc su roi khoi viet nam HSBC: Việt Nam nổi lên như thị trường quan trọng trong lĩnh vực bán lẻ

Theo HSBC, mặc dù chỉ số PMI đã yếu đi trong tháng 5, khu vực nội địa vẫn vững vàng trong suốt tháng, thể hiện ...

ngan hang ngoai co thuc su roi khoi viet nam Ngân hàng ngoại tăng hiện diện: Nỗi lo khi “sói” đã vào nhà

Thời gian qua, sự hiện diện của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng.

Diệp Bình