Nhìn từ góc độ chiến lược, chuyên gia Lê Hoài Ân cho rằng phần lớn các ngân hàng đã hoàn thành định hướng được đưa ra vào đầu năm. Trong đó, nhóm chuyên cho vay doanh nghiệp như Techcombank, HDBank, LPBank,... đang có kết quả tốt hơn.
Theo VPBankS, nhờ những chương trình này, chi tiêu thẻ của VIB tăng trưởng mạnh mẽ còn Techcombank đã huy động được một lượng tiền gửi CASA lớn trong khi hiệu ứng từ các chương trình của MB và VPBank tài trợ lại không được tốt bằng.
Quang Kim JSC, công ty vừa chi hàng trăm tỷ để mua cổ phiếu VIB, vừa mới thành lập hồi tháng 5/2024 với vốn điều lệ 250 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông đều là người thân của nhau.
CTCP Đầu tư Phát triển Quang Kim đã mua vào 17,2 triệu cổ phiếu VIB trong phiên 11/11, nâng tỷ lệ sở hữu của công ty cùng nhóm cổ đông có liên quan lên 9,836% vốn ngân hàng.
CTCP Unicap và người liên quan đã mua vào/nhận chuyển nhượng 85 triệu cổ phiếu VIB trong phiên 29/10, nâng tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông lên 6,873%. Trong khi đó, cổ đông chiến lược CBA chỉ còn nắm hơn 4,7% vốn của ngân hàng.
Theo Chuyên gia Nguyễn Tú Anh, khi chúng ta cố gắng thúc đẩy tín dụng nhưng nếu kinh tế tăng trưởng thấp thì sức ép tăng trưởng cao cũng có thể khiến rủi ro về nợ xấu sẽ gia tăng.