|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cuộc 'đổ bộ' vào thị trường Việt Nam của các ngân hàng Hàn Quốc

11:55 | 27/11/2018
Chia sẻ
Theo Nikkei, các ngân hàng của Hàn Quốc đang tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam với kì vọng về tiềm năng tăng trưởng của thị trường cũng như dự định nâng trần tỉ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài của nhà điều hành chính sách.
cuoc do bo vao thi truong viet nam cua cac ngan hang han quoc Gam màu kinh doanh của các ngân hàng ngoại tại Việt Nam
cuoc do bo vao thi truong viet nam cua cac ngan hang han quoc Sự đổ bộ của các ngân hàng ngoại giúp cải thiện ngành Ngân hàng Việt Nam?
cuoc do bo vao thi truong viet nam cua cac ngan hang han quoc
Ảnh minh hoạ.

Gần đây nhất, ngân hàng có qui mô tài sản lớn thứ hai tại Hàn Quốc, KEB Hana Bank đã đàm phán với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để mua lại 17,65% cổ phần của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã: BID). Giá trị thương vụ ước tính lên tới 30 tỉ won, tương đương 26,6 triệu USD.

NHNN hiện đang nắm 95,28% cổ phần tại BIDV, ngân hàng lớn thứ hai về qui mô tài sản tại Việt Nam.

Trước đó, NHNN đã đề xuất bán một phần cổ phần sở hữu tại BIDV cho ngân hàng KEB Hana. Vào tháng 1/2018, Trong một cuộc gặp với Chủ tịch tập đoàn tài chính Hana, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã ngỏ ý chào đón KEB Hana tham gia vào quá trình tái cơ cấu ngành ngân hàng Việt Nam.

Phó Thủ tướng cho biết “Năm 2018 là năm đẩy mạnh cải cách ngành ngân hàng, tạo cơ hội cho các tổ chức tài chính như KEB Hana đầu tư vào lĩnh vực tài chính tại Việt Nam”.

Các cuộc thảo luận giữa KEB Hana Bank và NHNN về thương vụ tại BIDV diễn ra trong bối cảnh các ngân hàng Hàn Quốc khác đang có những động thái xâm nhập đáng chú ý tại thị trường Việt Nam.

Vừa qua, Shinhan Bank, ngân hàng trực thuộc tập đoàn Shinhan, đã vượt qua HSBC để trở thành ngân hàng nước ngoài số 1 tại Việt Nam với tổng tài sản 3,3 tỉ USD và hơn 900 nghìn khách hàng. Trước đó, thương vụ thâu tóm mảng bán lẻ của ANZ vào năm ngoái đã giúp Shinhan Bank củng cố vị thế của mình tại Việt Nam.

Các nhà phân tích cho rằng tiềm năng tăng trưởng và các dự định bãi bỏ một số qui định quản lí giúp Việt Nam trở thành một thị trường hấp dẫn đối với các ngân hàng Hàn Quốc.

“Việt Nam là thị trường hấp dẫn nhất trong số các quốc gia mới nổi với tốc độ đô thị hóa cao hơn và thị trường tập trung hơn so với Indonesia. Mô hình phát triển của ngành ngân hàng chịu định hướng của Chính phủ, khá tương đồng với các ngân hàng Hàn Quốc”, Seo Young-soo, một nhà phân tích của Kiwoom Securities cho biết.

Số liệu từ Financial Supervisory Service, một cơ quan giám sát tài chính tại Seoul, cho thấy tổng tài sản của các ngân hàng Hàn Quốc tại Việt Nam trong năm 2017 tăng 18,9% lên 5,7 tỉ USD. Trong khi đó, tổng tài sản do các nhà băng ngoại nắm giữ tại Việt Nam tăng chỉ 12,9%, đạt 42 tỉ USD trong cùng kỳ.

Trong 5,7 tỉ USD nói trên, Ngân hàng Shinhan Việt Nam, công ty con của Shinhan Bank, chiếm 59,7% trong tổng tài sản, tiếp đó là Woori Bank với tỷ lệ 15,5%; Industrial Bank of Korea, KEB Hana Bank và KB Kookmin Bank chia sẻ lượng tài sản còn lại.

Trong năm 2017, lợi nhuận ròng của các ngân hàng Hàn Quốc tại Việt Năm tăng 28,9% lên 61 triệu USD. Thu nhập từ lãi tăng 25,6%, đạt 135 triệu USD.

Mặc dù vậy, nếu xét về khả năng sinh lời, các ngân hàng Hàn Quốc đã tụt lại so với các ngân hàng châu Âu tại Việt Nam. Theo số liệu của FSS, tỷ lệ ROA của ngân hàng Shinhan Bank chỉ đạt 1,7% trong năm 2017, thấp hơn so với con số 1,9% của năm 2016. Trong khi đó, tỷ lệ ROA của HSBC năm 2017 là 2,0% bằng với mức của năm trước.

Các tập đoàn tài chính Hàn Quốc đang chờ đợi cơ hội từ kế hoạch nới lỏng các qui định đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng của Chính phủ Việt Nam.

Cũng theo Nikkei, ngoài BIDV, hiện Chính phủ đang muốn bán cổ phần tại Ocean Bank, một trong ba nhà băng được quốc hữu hóa vào năm 2015 do các vấn đề tài chính. Chính phủ Việt Nam cũng có kế hoạch bán 35% cổ phần tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) thông qua đợt chào bán công khai lần đầu vào năm 2020.

cuoc do bo vao thi truong viet nam cua cac ngan hang han quoc Khó khăn ngáng đường cổ phần hoá của Agribank
cuoc do bo vao thi truong viet nam cua cac ngan hang han quoc Có thể phải giãn tiến độ IPO Agribank, giảm sở hữu Nhà nước tại BIDV

Ngoài ra, không chỉ riêng các ngân hàng Hàn Quốc, các ngân hàng nước ngoài khác cũng đang muốn tận dụng cơ hội. Hiện Ngân hàng Mizuho của Nhật cũng đang nắm giữ 15% cổ phần tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), ngân hàng Sumitomo Mitsui sở hữu 15% tại ngân hàng Eximbank, Commonwealth Bank of Australia (CBA) nắm 20% cổ phần tại ngân hàng ngân hàng VIB.

Mặc dù vậy, các nhà phân tích cho rằng các ngân hàng Hàn Quốc có lợi thế tốt hơn so với các đối thủ nhờ sở hữu các dịch vụ dựa trên công nghệ.

Chuyên gia tại Công ty chứng khoán Kiwoom cho biết: “Các ngân hàng Hàn Quốc hiện đang có lợi thế cạnh tranh tốt hơn trong ngành dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Họ cung cấp được dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động vô cùng tiện lợi dựa trên công nghệ cao”.

Xem thêm

Quang Diệu