'Ngăn cản Uber, Grab phát đi tín hiệu bất lợi cho sự du nhập công nghệ mới'
Trong báo cáo Kinh tế vĩ mô quý III năm 2017, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đánh giá cấu trúc thể chế kinh tế hiện nay chưa đủ vững vàng trong tiến trình hội nhập kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh bùng nổ cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
"Tiến trình cải cách thể chế kinh tế chậm, chưa kích thích được sự sáng tạo đổi mới sâu rộng trở thành nền tảng tăng trưởng lâu dài. Vì thiếu động lực sáng tạo, giải pháp tăng trưởng thường chú trọng vào yếu tố ngắn hạn, đôi khi đi kèm với mệnh lệnh hành chính, nhằm đạt được mục tiêu tạm thời", VEPR nhận định.
TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR tại buổi công bố Báo cáo quý III. |
VEPR cũng cho rằng sự sáng tạo bao giờ cũng đi kèm với sự phá hủy công nghệ cũ và những cấu trúc liên quan, lực cản từ sự chống đối của nhóm lợi ích có nguy cơ bị thiệt thòi rất cao.
"Ví dụ điển hình là sức ép gia tăng từ các hãng taxi truyền thống đối với nền tảng công nghệ mới như Uber, Grab hiện nay. Việc các chính quyền địa phương ứng xử mang tính ngăn cản đối với sự phát triển của các công nghệ mới, một mặt cho thấy họ có tầm nhìn chính sách hạn hẹp, mặt khác cho thấy khả năng bị chi phối bởi các nhóm lợi ích trong cấu trúc kinh tế cũ", VEPR dẫn chứng.
"Điều này phát đi những tín hiệu bất lợi cho sự du nhập công nghệ mới", VEPR nhấn mạnh.
Do đó, giải pháp trọng tâm mà Viện này đưa ra là đẩy mạnh cải cách thể chế, bảo vệ quyền sở hữu và nhà đầu tư, tạo môi trường phát huy sự sáng tạo công nghệ.
Về cơ bản, chính sách cần hướng tới khai thác những tiềm năng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, tránh khuynh hướng phản ứng chống đối quá trình “phá hủy sáng tạo” của các ngành mới và công nghệ mới.
Nói thêm về mẫu thuẫn giữa taxi truyền thống với Uber và Grab trong thời qua, TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng VEPR cho rằng đây không phải là cuộc chiến của các hãng taxi với nhau mà là cuộc chiến giữa mô hình kinh doanh cũ với mô hình mới.
"Tôi nghĩ rằng chúng ta không nên 'dại dột' ngăn cản những mô hình mới này. Quan trọng là Việt Nam tạo ra được những doanh nghiệp bước được vào mô hình kinh doanh mới kia để cùng cạnh tranh và phát triển. Dù Uber, Grab là những người đến trước nhưng việc cạnh tranh không phải vô vọng, vẫn có những thị trường riêng phù hợp cho doanh nghiệp Việt. Chẳng hạn gần đây một số bạn trẻ lập ra start-up cung cấp dịch vụ taxi sân bay khá thành công", TS Nguyễn Đức Thành nêu quan điểm.
[Infographic] 'Cuộc xâm lấn' của Grab - Uber, Vinasun làm gì?
Sự xuất hiện của các ứng dụng gọi xe mới như Uber, Grab đã nhanh chóng làm thay đổi hoàn toàn thị trường vận tải ... |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/