|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Năm 2019, tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại, cả Châu Á phải dè chừng

16:26 | 02/01/2019
Chia sẻ
Trung Quốc sẽ một lần nữa định hình viễn cảnh của kinh tế Châu Á vào năm 2019 khi nền kinh tế lớn nhất khu vực phải đối mặt với các thách thức trong và ngoài nước, bao gồm căng thẳng thương mại với Mỹ.

Các nhà kinh tế dự đoán sự tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm hơn so với năm 2018, ảnh hưởng tới các nền kinh tế trên khắp châu Á. Mọi con mắt đều đổ dồn vào phản ứng của Bắc Kinh.

Theo như các ước tính bởi các nhà kinh tế và chính phủ, tăng trưởng của nền kinh tế khu vực chậm hơn vào năm 2019 theo xu hướng toàn cầu. Theo ngân hàng đầu tư Nomura của Nhật Bản, một trong những thách thức chính mà Châu Á phải đối mặt sẽ là sự chậm lại so với dự kiến của Trung Quốc, đặc biệt trong khoảng nửa đầu năm nay.

Năm 2018, tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại, với tổng sản phẩm quốc nội tăng 6,8% trong quý đầu của năm, 6,7% trong quý hai và 6,5% trong quý ba, khi chính phủ cắt giảm chi tiêu cơ sở hạ tầng để cố gắng giảm nợ ở cấp địa phương. Doanh số bán cũng yếu hơn, tạo thêm áp lực cho tăng trưởng của Trung Quốc.

Ting Lu, nhà nghiên cứu kinh tế Trung Quốc của Nomura, dự kiến sự ​​tăng trưởng sẽ chậm hơn nữa trong những tháng tới. Về doanh số bán ô tô yếu, vốn là yếu tố kéo tụt số liệu tiêu dùng, ông nói, "Chúng tôi tin rằng sức giảm này sẽ kéo dài suốt nửa đầu năm [2019]." Lu cũng dự đoán doanh số bán thiết bị xây dựng cũng sẽ giảm trong nửa đầu năm do chu kỳ thay thế và do sự kết thúc của các biện pháp kích thích nhằm khuyến khích mua hàng.

Ngoài các yếu tố trong nước, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc. Dữ liệu cho thấy tăng thuế quan của Mỹ đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã bắt đầu xấu đi, với Chỉ số quản lý mua hàng sản xuất của chính phủ Trung Quốc cho thấy sự sụt giảm trong đơn hàng xuất khẩu trong vài tháng qua, cho đến tận tháng 11/2018.

nam 2019 tang truong cua trung quoc cham lai ca chau a phai de chung

Nguồn: National Bureau of Statistic, China

Ngân hàng HSBC cho biết trong một báo cáo gần đây rằng sự leo thang của cuộc chiến thương mại có thể làm giảm từ 0,7 đến 0,8 điểm % tăng trưởng GDP của Trung Quốc vào năm 2019. Theo khảo sát kinh tế Trung Quốc mới nhất do Nikkei thực hiện, tăng trưởng kinh tế của nước này được dự báo sẽ giảm từ 6,6% vào năm 2018 xuống 6,2% năm 2019.

Với viễn cảnh đó, nhà đầu tư sẽ chuyển sự chú ý của họ sang chính sách của chính phủ để giữ cho nền kinh tế ổn định. Lãnh đạo dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình đã ám chỉ nhiều biện pháp kích thích chính sách tài khóa hơn, như tiếp tục cắt giảm thuế, tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương thường niên vào giữa tháng 12.

"Môi trường bên ngoài rất phức tạp và nghiêm trọng, và nền kinh tế phải đối mặt với áp lực đi xuống", tuyên bố của hội nghị cho biết. Nó kêu gọi "các biện pháp táo bạo và hiệu quả hơn" để thực hiện "chính sách tài khóa chủ động". Kế hoạch là mở rộng cắt giảm thuế và giảm phí vượt qua mức 1.300 tỉ nhân dân tệ (tương đương 188 tỷ USD) được đưa ra vào năm 2018.

Sự chậm lại ở Trung Quốc sẽ tác động lên khắp châu Á, vì đây là đối tác thương mại lớn đối với hầu hết các quốc gia trong khu vực. Điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến niềm tin thị trường của khu vực. Hầu hết các nền kinh tế ở Đông Nam Á bắt đầu hạ nhiệt vào nửa cuối năm 2018 khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.

Đồng thời, tăng trưởng trong lĩnh vực công nghệ đang chậm lại trên toàn thế giới, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng của các nhà xuất khẩu điện tử. Thống kê thương mại bán dẫn thế giới vào tháng 11 dự đoán thị trường chip nói chung sẽ chỉ tăng 2,6% trong năm 2019, so với 15,7% vào năm 2018, do nhu cầu về điện thoại thông minh ít hơn.

nam 2019 tang truong cua trung quoc cham lai ca chau a phai de chung

Nguồn: National Bureau of Statistics, China

Sản lượng điện tử ở những nơi như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan có thể bị ảnh hưởng. Doanh số tại Largean Precision của Đài Loan, một trong những nhà sản xuất ống kính lớn nhất thế giới cho máy ảnh điện thoại thông minh, đã giảm gần 30% trong năm vào tháng 11.

Một yếu tố gây bất ổn khác ở châu Á vào năm 2019 là bầu cử và sự bất ổn chính trị.

Thử thách bầu cử lớn đầu tiên trong khu vực được lên kế hoạch vào ngày 24/ 2, khi các cử tri Thái Lan tham gia cuộc bầu cử quốc hội sẽ đánh dấu một mốc quan trọng trong việc trở lại của chế độ dân sự.

"Ngay cả khi một cuộc tổng tuyển cử diễn ra suôn sẻ, sự bất ổn về chính trị có khả năng vẫn là lực cản đối với triển vọng của Thái Lan", theo báo cáo của Capital Economics. Chỉ ra rủi ro ngắn hạn từ tình trạng bất ổn dân sự, báo cáo cho biết: "Một đợt bùng nổ biểu tình và xung đột bạo lực khác, tương tự như những gì được quan sát trong năm 2010 và 2014, sẽ giáng một đòn đáng kể vào nền kinh tế."

Indonesia sẽ tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 4 và cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Philippines sẽ diễn ra vào tháng tới. Ấn Độ cũng sẽ có một cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5. Những đám mây trên đường chân trời chính trị đã ảnh hưởng đến nền kinh tế lớn thứ ba của khu vực, với giám đốc ngân hàng trung ương Urjit Patel từ chức vào tháng 12 về những khác biệt chính sách với chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Một số nền kinh tế mới nổi cần phải tiếp tục tăng lãi suất để giữ cho các nền kinh tế địa phương ổn định vì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ gợi ý về việc tăng lãi suất nhiều hơn tại cuộc họp chính sách tháng 12. Vào ngày 20/12, các chỉ số chứng khoán tại các thị trường mới nổi đã giảm khi Fed ngụ ý hai lần tăng lãi suất có thể sẽ đến vào năm 2019 sau khi đã tăng 4 lần vào năm 2018.

Việc thắt chặt của Fed có xu hướng kéo vốn vào Mỹ từ các thị trường mới nổi, và điều đó có thể hạ nhiệt tiêu dùng và đầu tư trong nước.

Một yếu tố tích cực sẽ là giá dầu thấp hơn, khi mà nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc nhiều vào tiêu dùng trong nước, giá dầu thấp hơn có thể giúp sự lạm phát ở mức độ nhẹ và tăng chi tiêu của người tiêu dùng.

Xem thêm

Minh Trí Việt