|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng hành động phá vỡ qui tắc ngoại giao nguy hiểm

15:11 | 10/08/2019
Chia sẻ
Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích việc truyền thông Trung Quốc công bố thông tin cá nhân của nhà ngoại giao Mỹ là hành động nguy hiểm cần chấm dứt.
avatar_1565422683270

Người biểu tình ngồi tại sân bay Hồng Kông ngày 9.8 Reuters

“Những bài báo trên truyền thông chính thức của Trung Quốc về nhà ngoại giao của chúng tôi tại Hồng Kông đã đi từ vô trách nhiệm đến mức nguy hiểm. Hành động này cần chấm dứt”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus viết trên Twitter ngày 10.8.

Tuyên bố được đưa ra sau khi tờ Đại Công báo, được cho là ủng hộ chính quyền Trung Quốc, mới đây đăng bài viết chỉ trích nhà ngoại giao Julie Eadeh vì gặp gỡ một số nhân vật thuộc phe biểu tình Hồng Kông.

Bà Eadeh là người phụ trách phòng chính trị của Lãnh sự quán Mỹ tại Hồng Kông. Đại Công báo còn đăng tải nhiều chi tiết cá nhân của nhà ngoại giao này, bao gồm cả gia đình và con cái.

Giới chức Trung Quốc hôm 8.8 yêu cầu các nhà ngoại giao Mỹ tại Hồng Kông ngừng can thiệp vào vấn đề nội bộ của đặc khu. Trong khi đó, bà Ortagus cáo buộc chính quyền Trung Quốc đứng sau vụ rò rỉ, đồng thời nhấn mạnh đây là hành động không thể chấp nhận, vi phạm các nguyên tắc ngoại giao.

Trong phát biểu sáng 10.8, bà Ortagus còn tố cáo Trung Quốc từ lâu đã có hành động phá vỡ cam kết quốc tế. 

“Nghĩa vụ của Trung Quốc theo Công ước Vienna, trong đó họ là một bên tham gia, là đối xử với những nhà ngoại giao và nhân viên lãnh sự của chúng tôi với sự tôn trọng chính đáng và phải có mọi biện pháp thích hợp để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công vào đời tư, tự do hay danh dự của họ”, bà Ortagus nói.

Tranh cãi diễn ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống chính quyền vẫn tiếp tục diễn ra tại Hồng Kông. Ngày 9.8, gần 1.000 người biểu tình mặc đồ đen ngồi cố thủ tại sân bay của Hồng Kông, hô hào khẩu hiệu phản đối chính quyền đặc khu.

Cuộc biểu tình ngồi không được cấp phép dự kiến dài từ ngày 9 - 11.8 nhằm “giúp khách quốc tế hiểu rõ tình hình Hồng Kông”, theo Reuters. 

Trong đó, phe phản đối tiếp tục yêu cầu được quyền bầu cử trực tiếp lãnh đạo đặc khu, điều tra những vụ cảnh sát “dùng vũ lực quá mức” với người biểu tình và hủy bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ.

Vi Trân

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.