|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Mục tiêu thu hẹp khoảng cách thu nhập ở châu Âu cản trở sự bùng nổ của giới startup

07:33 | 29/10/2020
Chia sẻ
Những qui định nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo là nguyên nhân chủ chốt khiến châu Âu không tạo ra nhiều startup công nghệ nổi tiếng toàn cầu như ở Mỹ.

Johannes Reck là người đồng sáng lập GetYourGuide, một trong những "kì lân" (startup có mức định giá trên 1 tỉ USD đình đám nhất nước Đức. Với GetYourGuide, người dùng có thể đặt tour trực tuyến với điểm đến tại hơn 150 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. 

Năm 2019, GetYourGuide đặt mục tiêu tăng trưởng 75% doanh thu. Hồi tháng 5 năm ngoái, công ty đã huy động số vốn đầu tư lên đến 484 triệu USD, theo Bloomberg.

GetYourGuide chính là mô hình doanh nghiệp mà những nhà lập pháp châu Âu kì vọng. Họ tin tưởng rằng tinh thần doanh nhân sẽ là một trong những động lực chính góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế ở châu Âu. Song điều lạ thường là Reck lại cảm thấy không hài lòng.

“Bạn có thể dùng từ 'thất vọng' lột tả cảm giác của tôi, song từ đó chưa đủ mạnh. Thực ra tôi cảm thấy vô cùng giận dữ. Sự bảo thủ tại đây giống như một bức tường quá cao mà chúng ta khó lòng vượt qua. Chúng tôi không hề yêu cầu chính trị gia phải thực hiện những điều hoàn toàn xa lạ đối với họ”, anh bình luận.

Mục tiêu thu hẹp khoảng cách thu nhập ở châu Âu cản trở sự bùng nổ của giới startup - Ảnh 1.

Rohannes Reck, nhà đồng sáng lập "kì lân" GetYourGuide, cảm thấy bức xúc về những qui định hạn chế chính sách thưởng cổ phiếu cho nhân viên. (Ảnh: New Beezer)

Giám đốc GetYourGuide muốn chia cổ phần trong tương lai của công ty cho những nhân viên để thưởng cho những cống hiến của họ. Nhưng nếu chia cổ phần, công ty sẽ phải chịu rất nhiều khó khăn, trở ngại. 

Vài thập kỉ qua, các doanh  nghiệp công nghệ tại Mỹ trao quyền mua cổ phiếu cho nhân viên để thúc đẩy tinh thần sáng tạo và cống hiến của họ. Đòn bẩy ấy giúp nhiều doanh nghiệp đạt những cột mốc tăng trưởng kỉ lục.

Song ở châu Âu, ý tưởng khen thưởng bằng cổ phiếu vẫn là hiện tượng hiếm, dù các nhà lập pháp ở nhiều nước đang cố gắng nới lỏng qui định về trả lương trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người phản đối nỗ lực của họ vì nó sẽ cản trở mục tiêu thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.

Suốt nhiều thập kỉ qua, công chúng và giới lập pháp châu Âu luôn coi việc doanh nghiệp trả lương quá cao cho một cá nhân hoặc nhóm người là biểu hiện của sự bất công. Mới chỉ vài năm trước, chính phủ Hà Lan qui định mức thưởng cho các nhân viên ngân hàng, nhà quản lí quĩ đầu tư và nhiều vị trí khác trong ngành tài chính không vượt quá 20% mức lương cơ bản.

Mọi doanh nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ các qui định về thuế và hàng loạt hạn chế khác. Những yếu tố ấy thường sẽ khiến các hình thức thưởng cố phiếu trở nên tốn kém hơn nhiều so với giá trị ban đầu.

Luật pháp Đức qui định người hưởng quyền chọn mua cổ phiếu phải đóng thuế thu nhập cá nhân dựa trên phần chênh lệch giữa giá bình quân của thị trường với giá trị cố định của cổ phiếu trong hợp đồng quyền chọn. 

Mức thuế họ phải nộp sẽ dao động trong khoảng 14 - 47,5%. Ngoài ra, họ còn phải trả mức thuế 25% cho phần lợi nhuận phát sinh khi bán lượng cổ phiếu họ đang giữ.

Ngược lại, người lao động ở Mỹ chỉ phải đóng mức thuế từ 0% đến 20% cho phần giá trị tăng lên tại thời điểm họ hưởng quyền chọn, dù họ cũng phải chịu mức thuế bổ sung với các quyền chọn đó. Mức thuế phụ thuộc vào thời gian và hình thức quyền chọn họ hưởng. 

15 quốc gia châu Âu, bao gồm Đức, Thụy Điển và Hà Lan, lại tỏ ra khắt khe hơn Mỹ trong qui định về quyền chọn mua cổ phiếu, theo một cuộc khảo sát do Index Ventures, một công ty đầu tư có trụ sở tại London và thung lũng Sillicon, thực hiện.

Qui định khắt khe về quyền chọn mua cổ phiếu cùng các hạn chế liên quan tới lương, thưởng khiến giới doanh nghiệp và giới đầu tư gặp trở ngại lớn khi thu hút tài năng. Đó là nguyên nhân chủ chốt khiến châu Âu không tạo ra nhiều doanh nghiệp công nghệ vang danh trên toàn cầu như ở Mỹ.

Nhạc Phong

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.