|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Mùa mía 'đắng' của ngành đường

13:30 | 19/02/2018
Chia sẻ
Năm 2018, giá đường được dự báo tiếp tục giảm thêm 1.000 đồng/kg so với giá cuối năm 2017 do áp lực mở cửa ngành mía đường và giá đường thế giới đang ở mức rất thấp - khoảng 0,32USD/kg so với đỉnh điểm 0,49 USD/kg vào tháng 10/2016.
mua mia dang cua nganh duong Hội nhập ngành mía đường - Kinh nghiệm từ Thái Lan
mua mia dang cua nganh duong Ngành đường lo ứng phó với ATIGA
mua mia dang cua nganh duong Thành Thành Công tập trung sản xuất đường thô, mục tiêu vốn hóa lớn thứ hai trong ngành đường

Mùa mía "đắng" của doanh nghiệp

Năm 2017, ngành mía đường được đánh giá là kém khả quan do lượng đường sản xuất trong nước bị cạnh tranh bởi đường Thái Lan. Những doanh nghiệp nhỏ, sức cạnh tranh yếu có thể dễ dàng bị thua lỗ trong ngành.

Từ tháng 3/2017, giá đường thế giới có xu hướng giảm do kỳ vọng dư cung niên độ 2017 – 2018. Theo ISO, giai đoạn này sản lượng đường thế giới tăng lên do thời tiết thuận lợi cùng sự gia tăng đáng kể sản lượng tại EU sau khi dỡ bỏ hạn ngạch. Trong khi đó, mức tiêu thụ vẫn ổn định do dân số và thu nhập bình quân đầu người ở các nước phát triển như châu Á,châu Phi dự kiến vẫn tiếp tục tăng lên.

mua mia dang cua nganh duong
Nguồn: NH tổng hợp

Tại Việt Nam, thị trường ngành đường được nhận định còn nhiều khó khăn khi lượng hàng tồn kho ở mức cao, giá bán giảm mạnh. Đặc biệt, yếu tố Hiệp định thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ 1/1/2018 tiếp tục tác động đến tâm lý tiêu dùng trong lĩnh vực này.

Tính đến 31/12/2017, giá trị hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa (Mã: SBT) đã tăng lên mức 2.498 tỷ đồng. Bên cạnh đó, giá trị hàng tồn kho của CTCP Mía đường Lam Sơn vẫn duy trì trên 534 tỷ đồng, giảm nhẹ so với con số đầu năm. Tổng tài sản đạt 2.686 tỷ đồng, tiền và tương đương tiền 186 tỷ đồng. Nợ phải trả chiếm 40% khoảng 1.065 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn. Vay nợ tài chính ngắn hạn gần 816 tỷ đồng.

CTCP Mía đường Sơn La (Mã: SLS) là một trong ba doanh nghiệp lớn có lượng hàng tồn kho thấp nhất với mức giá trị xác định tại ngày 31/12 là 109,7 tỷ đồng nhưng cũng chỉ giảm nhẹ so với đầu năm.

mua mia dang cua nganh duong
Nguồn: NH tổng hợp

Theo Hiệp hội Mía đường, Việt Nam hiện có chi phí sản xuất đường cao hơn nhiều quốc gia khác trên thế giới, giá đường cao hơn 45% so với Thái lan và 72% so với Brazil. Do đó, một số doanh nghiệp lớn như SBT, LSS và SLS chưa ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan.

Lũy kế 6 tháng (niên độ 1/7 – 31/12/2017), doanh thu thuần của LSS giảm 44% còn 475,5 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế khoảng 17 tỷ đồng, lãi sau thuế sụt giảm 84% còn 12,4 tỷ đồng, công ty mẹ nhận về 14,5 tỷ đồng. Như vậy, LSS mới thực hiện được tương ứng 20% kế hoạch doanh thu và 13% lãi trước thuế.

Ngoài ra, SLS ghi nhận doanh thu 245 tỷ đồng – tăng 2,6 lần so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế 57,6 tỷ đồng, tăng 83% so với cùng kỳ năm trước. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phần (EPS) 6 tháng đạt 7.065 đồng.

Riêng CTCP đường Quảng Ngãi (Mã: QNS) đạt hơn 7.644 tỷ đồng doanh thu thuần cả năm 2017, tăng nhẹ so với năm 2016 chủ yếu nhờ sản lượng bán ra ngoài tăng hơn 30%. Giá bán đạt đỉnh điểm 15.000 – 16.000 đồng/kg vào đầu năm và giảm mạnh còn 12.000 đồng/kg vào quý III, IV/2017. Điều này phản ánh sự điều chỉnh giá của thị trường trong nước trước thềm hội nhập ngành mía đường. Kết quả, lợi nhuận sau thuế 1.017 tỷ đồng, giảm 28% so với năm trước. EPS đạt 4.937 đồng.

Giá cổ phiếu QNS đã giảm mạnh 29% so với đầu năm 2017 phản ánh kết quả kinh doanh kém quả quan, quan ngại của nhà đầu tư đối với ngành mía đường cũng như tăng trưởng chậm hơn kỳ vọng của mảng sữa đậu nành.

mua mia dang cua nganh duong
Biến động giá một số cổ phiếu doanh nghiệp mía đường trong năm qua. (Nguồn: VNDirect)

Thế khó của ngành đường Việt Nam

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam hiện nay trong nước có khoảng 37/40 nhà máy đường sản xuất tuy nhiên 2/3 trong số đó lại có công suất dưới 3.000 TMN, điều này dẫn đến lợi thế về quy mô kém. Các nhà máy tạm thời không sản xuất là: Hiệp Hòa, NIVL, Cà Mau.

Với việc giá đường giảm mạnh trước ngưỡng hội nhập thì quá trình sát nhập và đào thải trong ngành đã và sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Hiệp hội cũng dự báo đến năm 2025 có thể chỉ còn 15 nhà máy mía đường hoạt động tại Việt Nam.

mua mia dang cua nganh duong Tổng Giám đốc Vinasugar II: Đối thủ đáng gờm ngành đường hiện nay là Thái Lan

Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) giả định giá đường tiếp tục giảm thêm 1.000 đồng/kg so với giá cuối năm 2017 do áp lực mở cửa ngành mía đường cũng như giá đường thế giới đang ở mức rất thấp khoảng 0,32 USD/kg so với đỉnh điểm 0,49USD/kg vào tháng 10/2016.

So với ngành đường thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 14 về diện tích trồng mía và sản lượng đường. Đáng nói, quy mô sản xuất ngành này của Việt Nam chỉ bằng 16% quy mô Thái Lan và gần tương đương quy mô của Philipin. Năng suất trồng mía cũng còn hạn chế nhưng mức tiêu hao trong quá trình sản xuất tại nước ta còn rất cao, Việt Nam có thể cần trung bình 14 tấn mía cho sản xuất 1 tấn đường, trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan và Brazil chỉ khoảng 8 hoặc 9 tấn mía cho 1 tấn đường.

Ngày 16/1, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc tạm nhập, tái xuất mặt hàng đường qua các cửa khẩu tại tỉnh Lào Cai. Nay ngành mía đường vẫn đang rất khó khăn: giá đường đang ở mức rất thấp, nhiều nhà máy phải bán bằng giá đường nhập lậu; một số nhà máy phải bán dưới giá thành nhưng tiêu thụ vẫn rất khó khăn; thậm chí có nhà máy đã phải tạm dừng sản xuất.

Trong khi đó giá mua mía cho người trồng nguyên liệu vẫn mua bằng niên vụ 2016/2017, thậm chí có nơi địa phương quy định giá mía nguyên liệu yêu cầu các nhà máy mua cao hơn năm trước. Hiện nay, niên vụ 2017/2018 đã vào vụ gần 2 tháng, nhưng lượng đường tồn của niên vụ cũ (hơn 200 ngàn tấn) vẫn tiêu thụ chưa hết và bán rất chậm.

Nhìn chung, trước tình hình các nước nhập khẩu tăng cường biện pháp chống buôn lậu và kiểm soát chặt chẽ việc nhập lậu, trong nước vấp phải cạnh tranh quyết liệt với hàng tạm nhập tái xuất đông lạnh và đường (do cạnh tranh về “phí” qua cửa khẩu), Chính phủ cần có nhiều biện pháp và cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp để ngành mía đường có thể đạt kết quả tăng trưởng trở lại.

Nhật Huyền