Meta và Mark Zuckerberg thất bại trong việc sao chép sự thành công của các đối thủ
Oscar Wilde, một nhà văn nổi tiếng người Ireland từng có một câu nói để đời khi còn sống rằng “sự bắt chước là hình thức nịnh bợ chân thành nhất”. Giám đốc điều hành Meta (công ty mẹ Facebook), tỷ phú Mark Zuckerberg, người được cho là đã đưa các tác phẩm của Wilde vào danh sách yêu thích từ năm 2015, dường như đã mắc những lỗi tương tự.
Theo Business Insider, tỷ phú Mark Zuckerberg đã cố gắng khởi chạy những mô hình bắt chước sự thành công của các nền tảng công nghệ khác trong nhiều năm, nhưng thường thất bại vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm cả việc nhân viên không thực hiện đúng yêu cầu.
Vào ngày 4/10, Meta đã quyết định đóng cửa nền tảng xuất bản nội dung Bulletin, một đối thủ tiềm năng của Substack, nơi giúp các nhà văn có thể tung ra những bản phác thảo nội dung cũng như để khách hàng có thể đăng ký trước các tác phẩm của họ.
Khi Bulletin ra mắt vào tháng 6/2021, một nhà văn đã dự đoán rằng nền tảng này có thể sẽ thất bại do Mark Zuckerberg tập trung vào việc giữ cho Bulletin "phi chính trị".
Bulletin đã chiêu mộ những nhân vật nổi tiếng trong giới truyền thông như nhà báo Malcolm Gladwell và vận động viên thể thao Erin Andrews với những hợp đồng có giá trị lên tới 6 con số, song Bulletin đã không thu hút được nhiều sự quan tâm của người dùng như kỳ vọng.
Tháng 6 năm ngoái, Meta đã đóng cửa các dịch vụ podcast và âm thanh của mình, sau khi ra mắt một loạt sáng kiến âm thanh từ tháng 4/2021 khi ứng dụng trò chuyện âm thanh Clubhouse được nhắc đến như một sự thành công trong đại dịch COVID-19.
Chiến lược đánh bại các đối thủ cạnh tranh của Facebook bằng cách chi đậm để tung ra các sáng kiến giống họ thực tế cũng được nhiều gã khổng lồ công nghệ khác áp dụng. Việc làm này đã khiến các cơ quan chức năng chú ý bởi họi gọi đây là hình thức “cạnh tranh không lành mạnh”.
Mark Zuckerberg và Meta nhắm đến cả đối thủ lớn
Mark Zuckerberg không chỉ nhắm vào các đối thủ có quy mô nhỏ hơn. Ông chủ Meta cũng đang cố gắng đối đầu với các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình.
Hai năm trước, Meta lần đầu tiên ra mắt tính năng “Shop”, cho phép các thương hiệu xây dựng mặt tiền cửa hàng trực tuyến trực tiếp trên các nền tảng của Meta như Facebook và Instagram. Vào thời điểm đó, Zuckerberg đã có những thiết kế vĩ đại nhằm biến công ty thành đối thủ cạnh tranh của Amazon, theo The Information.
Meta, dù vậy, đã phải vật lộn để hướng khách hàng đến với tính năng “Shop” của mình khi trải nghiệm người dùng không thể cạnh tranh với các trang web riêng của hầu hết các thương hiệu.
Meta gần đây đã khôi phục một số sáng kiến thương mại điện tử của mình. Vào tháng 9, công ty đã thông báo rằng họ sẽ loại bỏ tab “Shop” của Instagram. Theo The Information, số liệu bán hàng của Meta cho thấy doanh số từ “Shop” đã không đạt được kỳ vọng của giới chuyên gia.
Nhóm thương mại của Meta cũng nhận thấy "tỷ lệ doanh thu cao và các cuộc tranh luận dai dẳng về chiến lược, gây ra sự bất đồng quan điểm giữa các nhà lãnh đạo về công việc cần ưu tiên", The Information báo cáo.
Giờ đây, Meta đang quay trở lại chiến lược có tên là "reconsideration”, nơi công ty sẽ nhắm tới người dùng với các quảng cáo cho những sản phẩm mà họ đã nhấp vào nhưng chưa mua.
Cal Newport, Giáo sư ngành khoa học máy tính tại Đại học Georgetown và là tác giả của một số cuốn sách về văn hóa kỹ thuật số, tin rằng thành tích của Meta cũng phụ thuộc vào một số yếu tố mà họ không thể kiểm soát.
"Meta đã có những thành công, như sao chép sự đổi mới của Twitter về nguồn cấp dữ liệu được quản lý và chia sẻ, hoặc bắt kịp sự phát triển của một số đối thủ. Họ cũng đã gặp một số thất bại. Có một khía cạnh chớp nhoáng đối với nhiều ứng dụng internet xã hội - tìm được đúng người, với giao diện phù hợp, vào đúng thời điểm - khó có thể tái tạo được”, Giáo sư Cal Newport chia sẻ.
Ván cược tiếp theo của Mark Zuckerberg là metaverse. Theo một phân tích dữ liệu của The Information, ván cược trị giá 70 tỷ USD này của Meta sẽ là khoản chi lớn nhất mà bất kỳ công ty công nghệ nào đã tham gia vào một sáng kiến duy nhất đã thực hiện, theo một phân tích dữ liệu của The Information.
Giáo sự Cal Newport nghi ngờ về sự thành công của metaverse. "Mọi người khá vui vẻ với những gì đang có ở hiện tại, chẳng hạn như sử dụng tin nhắn văn bản để duy trì liên lạc với bạn bè. Tôi không phát hiện ra bất kỳ mối quan tâm lớn nào đến việc chuyển những tương tác đó vào thế giới metaverse. Điều đó không thực sự giải quyết được vấn đề mà mọi người hiện đang trải nghiệm”, ông viết.