|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Lượng khách vào quán Starbucks giảm sau khi tập đoàn cho phép mọi người dùng nhà tắm miễn phí

14:24 | 15/11/2019
Chia sẻ
Lượng khách ghé thăm, doanh thu trên đầu khách hàng của Starbucks tại Mỹ đã giảm xuống sau 18 tháng triển khai chính sách cho phép khách sử dụng nhà tắm bất kể họ mua hàng hay không.

Sau một sự cố phân biệt chủng tộc tại Philadelphia diễn ra vào năm ngoái, Starbucks đã quyết định mở thêm những cửa hàng cà phê và cho phép khách hàng sử dụng nhà tắm, nhà vệ sinh miễn phí bất kể người đó có mua hàng hay không. 

Số liệu thực tế đã chứng minh đây là một chiến lược sai lầm, theo Forbes.

Từ khi Starbucks áp dụng chính sách cho phép khách hàng tự do sử dụng nhà tắm vào tháng 5/2018, số lượt khách mua hàng của Starbucks đã giảm 6,8%, theo báo cáo của các học giả nghiên cứu kinh doanh tại trường Đại học Texas và Đại học Boston.

Báo cáo còn chỉ ra rằng, trong 10.800 điểm bán cà phê của Startbucks, số lượt khách tới quán đã giảm mạnh.

https___blogs-images

Lượng khách hàng Starbucks tại Mỹ đã giảm 6,8% sau khi tập đoàn áp dụng chính sách sử dụng nhà tắm miễn phí. Ảnh: Forbes

Tỉ lệ giảm số lượng khách tại những điểm bán Starbucks gần những khu vực có nhiều người vô gia cư cao hơn hẳn so với phần còn lại. Theo số liệu thống kê, tỉ lệ này gấp đôi con so với mức giảm trung bình trên toàn bộ các cửa hàng Starbucks tại Mỹ.

Bên cạnh số lượng khách, doanh thu trung bình từ một khách hàng của Starbucks cũng sụt giảm, bởi những khách hàng giàu đã bắt đầu hạn chế tới Starbucks.

"Những người nhiều tiền tỏ ra nhạy cảm với sự xuất hiện của những khách mới sau khi chuỗi cà phê bổ sung chính sách sử dụng nhà tắm tự do", báo cáo viết.

Trong khi đó, thời gian trung bình một người ngồi tại Starbucks ngắn hơn so với mức trung bình của các cửa hàng cà phê bình thương khác. Theo số liệu thống kê, những điểm bán có thời gian trung bình khách hàng sử dụng đồ uống tiếp tục thấp hơn ở những khu vực có nhiều người vô gia cư.

"Nhiều người không mua hàng nhưng vẫn ngồi chơi tại các điểm bán Starbucks hoặc tới để sử dụng nhà tắm đã làm ảnh hưởng tới tổng số lượng khách mua hàng. Trên thực tế những người mua hàng lại ngồi ở quán trong thời gian ngắn hơn. Nhiều người thậm chí còn mua sản phẩm rồi mang về", nhóm nghiên cứu phân tích.

960x0

Chi phí nhân viên và bảo dưỡng nhà tắm cũng là một chi phí Starbucks cần lưu ý. Ảnh: Forbes

Bên cạnh đó, báo cáo còn khẳng định chính sách cho phép người dùng sử dụng nhà tắm tự do không thể đem lại lợi ích về kinh tế cho Starbucks, trừ khi những vị khách kia bắt đầu mua hàng. Ngoài ra, chi phí phát sinh để bảo dưỡng nhà tắm và nhân viên bổ sung cũng là một vấn đề đáng lưu ý.

Hiện tại, chính sách nhà tắm miễn phí của Starbucks vẫn đem đến những tác động tiêu cực. Mặc dù công ty cho thấy họ vẫn có thể chịu đựng những tác động ấy, nhưng đây là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp phục vụ đại chúng như Starbucks. Họ sẽ phải đưa ra lựa chọn giữa đóng góp cho xã hội và lợi ích của các cổ đông.

"Rõ ràng việc cung cấp những dịch vụ miễn phí cho những người không mua hàng không đem lại lợi ích cho cổ đông và nhà đầu tư. Các công ty buộc phải lựa chọn cắt giảm những dịch vụ đó xuống một mức nhất định. Nếu không, những người không mua hàng thậm chí có thể tác động xấu lên những người sẵn sàng mua hàng", báo cáo kết luận.

Lê Quý

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.