|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Toan tính của Nestlé khi mua lại bột kem của Starbucks với giá hơn 7 tỉ USD

14:50 | 28/10/2019
Chia sẻ
Tháng 8 vừa qua, khi mua sắm các sản phẩm từ sữa tại các cửa hàng tạp hóa địa phương, hẳn người tiêu dùng không thể phớt lờ một sản phẩm mới. Đó chính là Starbuck Creamers.

Chưa đầy một năm sau khi Nestlé trả cho Starbucks 7,15 tỉ USD để thành lập liên minh cà phê toàn cầu với hãng, tập đoàn thực phẩm từ Thụy Sĩ có quyền tiếp thị và bán các sản phẩm trà, cà phê đóng gói của Starbucks. 

Starbucks Creamers chính là sản phẩm mới nhất mà hai "ông lớn" cùng bắt tay hợp tác và phát triển, theo Forbes.

Starbucks Creamers sẽ có 3 hương vị lấy cảm hứng từ các loại đồ uống phổ biến của Starbucks như Caramel Macchiato, đồng thời bổ sung vào danh mục sản phẩm kem hiện có của Nestlé, bao gồm Coffee-mate và Natural Bliss.

Ông Daniel Jhung- chủ tịch mảng nước giải khát của Nestlé Mỹ -  cho biết: "Starbucks Creamers sẽ nằm trong danh mục sản phẩm đồ uống kem cao cấp của chúng tôi. 

Đây là sản phẩm tăng trưởng nhanh chóng trên thị trường nhờ vào nhu cầu ngày càng gia tăng của thế hệ Milennials".

Starbuck Creamers

Bột kem của hãng xuất hiện vào đúng thời điểm thị trường bột kem của Mỹ tăng trưởng vượt xa doanh số bán cà phê nói chung. Ảnh: hip2save.com

Theo ông Daniel, các sản phẩm bột kem sẽ được phân phối bởi nhiều nhà bán lẻ như Walmart, Target và Kroger từ tháng 8, trừ các cửa hàng cà phê của Starbucks do hợp đồng cấp phép của Nestlé không có thỏa thuận về việc bán các sản phẩm đó tại chuỗi cửa hàng của Starbucks. 

Bên cạnh đó, Starbuck cũng không được đưa thành phần bột kem vào các sản phẩm đồ uống pha chế sẵn của hãng.

Bột kem của hãng xuất hiện vào đúng thời điểm thị trường bột kem của Mỹ tăng trưởng vượt xa doanh số bán cà phê nói chung. 

Trong 4 năm đến cuối tháng 6 vừa qua, doanh thu bán kem và kem không sữa của Mỹ tăng trung bình 2,8% mỗi năm. Đây là con số mà ông Nielsen đã thu thập thông qua việc theo dõi doanh số bán hàng thực tế tại các siêu thị, cửa hàng thuốc, các chương trình giảm giá và các cửa hàng tạp hóa khác. 

Ngược lại, doanh số bán cà phê đóng gói chỉ tăng trung bình khoảng 0,8% vào cùng thời điểm.

Công ty nghiên cứu thị trường Mintel ước tính doanh số bán lẻ kem và kem không sữa của Mĩ năm ngoái đã tăng khoảng 5% (lên gần 6 tỉ USD). 

Đến năm 2023, thị trường này sẽ vượt trên 7,8 tỉ USD. Ngược lại, thị trường cà phê năm ngoái đã tăng 4% lên 14,4 tỉ USD và sẽ tăng lên 18,2 tỉ USD vào năm 2023.

Các công ty nghiên cứu cho biết gần 2/3 người tiêu dùng Mỹ ưa thích pha cà phê với bột kem không sữa. Nghiên cứu của hiệp hội cà phê Mỹ cho biết tỉ lệ này thậm chí tăng vọt lên 71% số người tiêu dùng trong độ tuổi từ 18 tới 24.

Trong khi các dòng cà phê rang xay và cà phê hòa tan của Nestlé đang chứng kiến nhu cầu tiêu thụ chậm lại thì các sản phẩm mới như Starbucks Creamers và Starbucks by Nespresso có thể tạo nên một cú hích mới cho dòng sản phẩm đồ uống của hãng này.

Theo Mintel, cà phê rang, một phân khúc lớn nhất của thị trường cà phê Mỹ (chiếm khoảng 40% thị phần) hầu như không tăng trưởng trong giai đoạn từ 2016 tới 2018. 

Cà phê phin (phân khúc lớn thứ 2) chiếm khoảng 1/3 thị trường đã tăng trưởng 6%. Doanh số bán cà phê hòa tan cũng đã giảm trong khi doanh số bán cà phê pha sẵn tăng vọt.

Theo nghiên cứu của Mintel, Starbucks vẫn luôn chiếm một được cảm tình của người tiêu dùng trẻ tuổi khi họ luôn ưu tiên chọn lựa các sản phẩm cà phê đóng gói với tên gọi Peet's Coffee và Stumptown vì cho rằng những sản phẩm này sẽ cao cấp hơn các sản phẩm gắn mác nhãn truyền thống.

Ngọc Anh

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.