|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Luật sư Trần Minh Hải: Người bị chiếm đoạt tiền là Vietinbank chứ không phải khách hàng gửi tiền

14:43 | 09/02/2018
Chia sẻ
Theo luật sư Hải, nếu coi tiền gửi sau khi đã gửi vào ngân hàng, thuộc sở hữu của ngân hàng, thì thủ đoạn rút ruột tiền qua các tài khoản của Khách hàng mà Huyền Như thực hiện trong vụ án này, cần phải coi là hành vi lấy tiền của Vietinbank.
 
luat su tran minh hai nguoi bi chiem doat tien la vietinbank chu khong phai khach hang gui tien VKS đề nghị mức án chung thân đối với ‘siêu lừa’ Huyền Như
luat su tran minh hai nguoi bi chiem doat tien la vietinbank chu khong phai khach hang gui tien Đồng Phạm ‘siêu lừa’ Huyền Như: Cùng một hành vi lại bị đưa ra hai lần xem xét

Sáng ngày 9/2, tại phiên tòa xét xử vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, luật sư Trần Minh Hải, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho Công ty Chứng khoán Phương Đông (ORS) cho rằng việc tiếp nhận tiền gửi và trả lãi suất, sau đó dùng tiền gửi làm vốn hoạt động kinh doanh của ngân hàng là cơ sở xác định, giao dịch tiền gửi tài khoản giữa Khách hàng với ngân hàng.

Bản chất pháp lý của giao dịch tiền gửi này là giao dịch vay tài sản. Nội dung giao dịch này tương ứng với sự mô tả giao dịch nền tảng chung quy định tại điều 471 Bộ luật Dân sự 2005 (điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tương tự): “Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Vậy thì quyền sở hữu đối với tài sản vay, hay tiền vay được xác định như thế nào, điều 472 Bộ luật Dân sự 2005 (điều 464 Bộ luật Dân sự 2015) đã nêu rõ: “Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó”.

luat su tran minh hai nguoi bi chiem doat tien la vietinbank chu khong phai khach hang gui tien
Huỳnh Thị Huyền Như (bên trái) tại phiên tòa. (Nguồn ảnh: Thanh niên).

Như vậy, sau khi tiền gửi đã được đưa vào hệ thống ngân hàng, thì quyền sở hữu tiền thuộc về ngân hàng, nằm dưới trách nhiệm quản lý của ngân hàng chứ không phải Khách hàng. Chính vì đã là quyền sở hữu của ngân hàng, nên thực tế nếu Khách hàng muốn lấy lại tiền, cũng buộc phải thực hiện hàng loạt, thủ tục, chứng từ theo yêu cầu của ngân hàng một cách rất rõ ràng, bài bản, như phải có lệnh, chứng từ hợp lệ, đã qua giao dịch viên xác nhận, qua kiểm soát viên giám sát, qua trưởng đơn vị kinh doanh ngân hàng duyệt.

Nếu coi tiền gửi sau khi đã gửi vào ngân hàng, thuộc sở hữu của ngân hàng, thì thủ đoạn rút ruột tiền qua các tài khoản của Khách hàng mà Huyền Như thực hiện trong vụ án này, cần phải coi là hành vi lấy tiền của VietinBank.

Cơ sở pháp lý này đã làm sáng tỏ một sự thật pháp lý hiển nhiên khác trong vụ án. Đó là sự nhầm lẫn về xác định quyền sở hữu, khiến cho Cáo trạng xác định các khách hàng gửi tiền (gồm ORS) là người mất tiền phải đi đòi lại từ Huyền Như, trong khi người thực sự mất tiền, bị chiếm đoạt tiền chính là VietinBank.

Minh Anh

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.